Khi mắc hội chứng lú lẫn, người cao tuổi có thể biểu hiện im lặng, trầm tính.
Khi mắc hội chứng lú lẫn, người cao tuổi có thể biểu hiện im lặng, trầm tính.

5 quy tắc chăm sóc người cao tuổi bị lẫn tại nhà đúng cách

Người cao tuổi bị lẫn thường gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày và khiến chất lượng cuộc sống của họ bị suy giảm. Do đó, người thân trong gia đình cần biết cách chăm sóc người cao tuổi bị lẫn đúng cách và hỗ trợ họ trong các hoạt động hàng ngày. Bài viết này tổng hợp cho bạn những điều cần làm khi chăm sóc người cao tuổi bị lẫn cũng như biểu hiện của hội chứng lú lẫn.

Người cao tuổi bị lẫn thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Người cao tuổi bị lẫn thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

Biểu hiện nào cho biết người cao tuổi bị lẫn?

Các biểu hiện thường thấy nhất ở người cao tuổi bị lẫn là:

  • Lúc nhớ lúc quên về việc mình vừa làm.
  • Gặp khó khăn khi tiếp nhận thông tin: trả lời câu hỏi chậm, hay quên những điều mình vừa nghe, hỏi đi hỏi lại một câu vừa hỏi xong,….
  • Cảm xúc thay đổi thất thường: đôi lúc bối rối, tức giận, đôi lúc lại im lặng, trầm tư, ít nói.
  • Thường xuyên nhìn xa xăm, không có trọng tâm.
  • Nếu hội chứng lú lẫn ở người cao tuổi trở nên nghiêm trọng, họ thậm chí không nhận ra người thân, hoặc lúc nhận ra lúc không, khái niệm sáng và tối bị đảo lộn,…
  • Để đồ đạc lộn xộn, đặt ở nơi không hợp lý (Ví dụ để máy sấy vào máy giặt, đặt bàn là vào tủ lạnh,…)
Khi mắc hội chứng lú lẫn, người cao tuổi có thể biểu hiện im lặng, trầm tính.
Khi mắc hội chứng lú lẫn, người cao tuổi có thể biểu hiện im lặng, trầm tính.

Chăm sóc người cao tuổi bị lẫn tại nhà như thế nào?

1. Về không gian

  • Người cao tuổi bị lẫn cần có không gian sinh hoạt luôn được giữ sạch sẽ, đầy đủ ánh sáng và không nên quá nhiều đồ đạc để tránh gây va chạm, té ngã.
  • Các vật dụng có thể gây nguy hiểm như đồ điện, thuốc men, dao, kéo, phích nước,… cần để xa tầm với người bệnh (có thể để trên cao).
  • Nên treo nhiều hình ảnh kỷ niệm ở phòng ngủ hoặc các nơi trong nhà để kích thích trí nhớ của người bệnh.
  • Nên chọn lịch và đồng hồ loại to, dễ nhìn để người cao tuổi biết ngày tháng, thời gian.
  • Nên chọn ổ khóa có hệ thống báo động khi mở cửa để đề phòng trường hợp người bệnh tự ý ra ngoài một mình.
  • Đeo cho người cao tuổi vòng tay có ghi đầy đủ thông tin hoặc đồng hồ có định vị phòng khi đi lạc.

2. Về vấn đề ăn uống

Người cao tuổi bị lẫn thường không nhớ giờ ăn cơm hoặc thường xuyên không nhớ mình đã ăn uống chưa dù đã ăn rồi. Do đó, người thân của người bệnh nên nhắc nhở họ ăn cơm, uống nước đúng giờ và chú ý đến việc uống thuốc của họ.

Ngoài ra, gia đình nên xây dựng thực đơn dinh dưỡng đa dạng, phù hợp cho người bệnh. Một vài loại thực phẩm tốt cho người cao tuổi mắc hội chứng lú lẫn là:

  • Các loại cá, đặc biệt là cá hồi: chứa nhiều Omega-3 tốt cho não bộ, giúp não bộ ghi nhớ tốt hơn.
  • Nho và việt quất: có nhiều chất chống lão hóa và tối ưu khả năng não bộ.
  • Củ dền: cung cấp nitrat giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và các chức năng khác của não bộ.
  • Các loại rau có lá: cung cấp các chất chống oxy hóa và axit folic giúp cải thiện lượng máu lên não.
Cá hồi rất tốt cho não bộ và giúp cải thiện trí nhớ.
Cá hồi rất tốt cho não bộ và giúp cải thiện trí nhớ.

Bên cạnh các bữa chính, bạn cũng có thể cung cấp thêm các bữa ăn phụ cho người bệnh nếu họ ăn ít trong bữa chính.

3. Về vệ sinh cá nhân

  • Người thân nên thường xuyên chủ động nhắc người cao tuổi tự tắm rửa hoặc chuẩn bị đồ và giúp họ tắm rửa.
  • Giúp người bệnh thay quần áo hàng ngày. Vào mùa đông thì 3 ngày mới cần tắm một lần.
  • Giúp người bệnh chuẩn bị nước tắm phù hợp (độ nóng, lạnh tùy theo thời tiết).
  • Nên chuẩn bị ghế khi người cao tuổi tắm để tránh té ngã.
  • Nên chuẩn bị quần áo cho người bệnh đủ ấm, đủ mát, rộng rãi, thoải mái. Quần áo không nên có khóa hoặc nhiều nút rắc rối.
  • Nên chọn cho người cao tuổi những loại giày dép có đế chống trơn trượt, bền chắc và không nên dây buộc.

4. Về giấc ngủ

Một giấc ngủ ngon, kéo dài rất quan trọng với người cao tuổi bị lẫn vì sẽ giúp não bộ được nghỉ ngơi đầy đủ, đảm bảo sức khỏe não bộ. Để người bệnh ngủ đủ giấc, có giấc ngủ ngon, gia đình nên khuyến khích người cao tuổi tập thể dục nhẹ nhàng và hạn chế uống nhiều nước sau bữa tối để tránh đi tiểu đêm nhiều.

Bên cạnh đó, hạn chế để người bệnh ngủ nhiều vào ban ngày vì có thể khiến họ mất ngủ vào ban đêm và tuyệt đối không được cho bệnh nhân sử dụng thuốc ngủ nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.

5. Về sức khỏe tinh thần

Gia đình cần thường xuyên trò chuyện với người bệnh để họ luôn vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng. Ngoài ra, người thân nên khuyến khích người bệnh tham gia vào các câu lạc bộ, hội nhóm để họ có nhiều bạn hơn, trò chuyện nhiều hơn, tâm lý thoải mái, thư giãn đầu óc.