Sự khác biệt của trái tim bình thường và trái tim bị suy
Sự khác biệt của trái tim bình thường và trái tim bị suy

[Cảnh báo] 5 loại thực phẩm có thể khiến bệnh suy tim ở người cao tuổi trở nặng nếu dùng không đúng cách

Đôi khi, sự bất cẩn trong vấn đề dinh dưỡng có thể khiến bệnh suy tim ở người cao tuổi trở nặng và gây hại với bệnh nhân. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ những nguyên nhân gây bệnh suy tim và tổng hợp những loại thực phẩm bệnh suy tim ở người cao tuổi cần tránh cũng như cách phòng ngừa bệnh này.

Nguyên nhân suy tim ở người cao tuổi

Để hiểu rõ về bệnh suy tim ở người cao tuổi, trước hết cần nắm rõ bệnh suy tim là gì và nguyên nhân của bệnh này. Bệnh suy tim ở người cao tuổi là một bệnh lý về tim mạch, là biến chứng cuối cùng của các bệnh về cao huyết áp, bệnh tim và các bệnh lý toàn thân khác.

Sự khác biệt của trái tim bình thường và trái tim bị suy
Sự khác biệt của trái tim bình thường và trái tim bị suy

Nguyên nhân dẫn đến bệnh suy tim có thể là một trong số những bệnh dưới đây:

  • Huyết áp cao.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh hẹp/hở van tim.
  • Bệnh tim bẩm sinh.
  • Viêm cơ tim.

Một vài triệu chứng mà bệnh nhân suy tim thường có là: ho khan, khó thở, đau tức vùng dưới sườn phải, tĩnh mạch ở cổ bị sưng, tiểu đêm nhiều,…

Người cao tuổi mắc suy tim nên kiêng ăn gì?

1. Các loại thức ăn chứa nhiều muối

Với những người cao tuổi mắc suy tim, ăn nhiều muối sẽ khiến cơ thể bị giữ nước và bị phù, dễ gây ra những ảnh hưởng xấu tới tình trạng suy tim. Do đó, đối với những người cao tuổi mắc suy tim thì chỉ nên sử dụng không quá 2g muối/ngày và với những bệnh nhân suy tim nặng thì nên loại bỏ hoàn toàn muối trong các món ăn.

2. Thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh

Các loại thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, thịt xông khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, mì ăn liền,… thường có rất ít giá trị dinh dưỡng nhưng lại chứa nhiều muối, đường, chất phụ gia, chất béo, chất bảo quản,… Đặc biệt, những chất béo chuyển hóa được tìm thấy khá nhiều trong các loại thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng lượng cholesterol xấu, khiến tăng nguy cơ bị đột quỵ và mắc các bệnh tim mạch.

Thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho bệnh suy tim ở người cao tuổi.
Thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho bệnh suy tim ở người cao tuổi.

3. Các loại thịt đỏ

Thịt đỏ là gì? Đó là các loại thịt mang sắc đỏ khi còn tươi ở nhiệt độ phòng và khi nấu chín không bị đổi sang màu trắng. Thịt đỏ bao gồm thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt cừu, thịt lợn,… Chúng thường chứa hàm lượng cao chất béo bão hòa, làm tăng lượng cholesterol xấu, không tốt cho bệnh suy tim ở người cao tuổi. Chính vì vậy, người cao tuổi mắc suy tim nên hạn chế ăn những loại thịt này.

4. Các đồ uống có cồn và cà phê

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn như rượu, bia rất có hại cho hệ tim mạch. Thậm chí, nếu uống bia, rượu nhiều có thể gây nguy hiểm cho người mắc bệnh về tim mạch như gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, cơ tim giãn nở dẫn đến biến chứng là suy tim,… Ngoài ra, cà phê có các chất gây ức chế thần kinh, gây hại trực tiếp lên cơ tim và khiến bệnh suy tim ở người cao tuổi ngày càng xấu đi. Do đó, người cao tuổi mắc suy tim nên kiêng ngay các đồ uống có cồn và cà phê để bảo vệ cho trái tim khỏe mạnh.

5. Không nên uống quá nhiều nước

Nếu mắc bệnh suy tim, bạn chỉ nên uống nước theo nhu cầu của cơ thể, chỉ uống nếu thấy khát và tốt nhất là chỉ uống 1,5 lít/ngày, không nên uống quá 2 lít/ngày. Lí do là vì khi tim hoạt động không tốt, lượng nước nạp vào cơ thể mà không được chuyển hóa thì sẽ bị giữ lại và gây phù nề. Với những người cao tuổi mắc suy tim nặng, lượng nước trong một ngày không nên quá 1 lít.

Người cao tuổi mắc suy tim không nên uống quá 2 lít/ngày.
Người cao tuổi mắc suy tim không nên uống quá 2 lít/ngày.

Phòng tránh bệnh suy tim ở người cao tuổi như thế nào?

Để phòng ngừa được bệnh suy tim ở người cao tuổi, điều quan trọng nhất chính là điều trị tốt những bệnh về tim mạch, những bệnh về tăng huyết áp và các bệnh lý toàn thân khác. Bởi nếu không điều trị tốt những bệnh này thì chúng rất dễ biến chứng thành suy tim nếu trở nặng. Cụ thể, người cao tuổi cần:

  • Tuân thủ đúng những chỉ định điều trị của bác sĩ nếu mắc các bệnh về cao huyết áp, bệnh lý tim mạch và các bệnh toàn thân khác.
  • Thường xuyên theo dõi, kiểm soát cân nặng và tình trạng sức khỏe của mình.
  • Nếu có các dấu hiệu như khó thở, tức ngực, ho khan, mệt mỏi, phù chân,… thì nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ khám và can thiệp kịp thời.