Chuột rút ở người cao tuổi gây nhiều phiền toái cho cuộc sống người bệnh.
Chuột rút ở người cao tuổi gây nhiều phiền toái cho cuộc sống người bệnh.

Chuột rút ở người cao tuổi: 5 cách chữa tại nhà hiệu quả bạn nên biết

Chuột rút ở người cao tuổi (tên gọi khác là vọp bẻ) là tình trạng rất phổ biến. Chuột rút có thể xảy ra với mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng thường gặp nhiều hơn ở người già. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về chứng chuột rút ở người cao tuổi cũng như 5 cách chữa chuột rút tại nhà hiệu quả.

Nguyên nhân gây ra chứng chuột rút ở người cao tuổi

Chuột rút ở người cao tuổi là hiện tượng các cơ sau cẳng chân bị co cứng một cách bất ngờ. Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm hoặc khi người cao tuổi gặp lạnh. Chuột rút có thể diễn ra trong thời gian ngắn (vài phút) nhưng cũng có thể kéo dài tới 30 phút mới hết cơn đau.

Rất nhiều người cao tuổi hiện nay đều mắc chứng chuột rút vào ban đêm và ảnh hưởng tới giấc ngủ. Theo một vài báo cáo, khoảng ⅓ số người trên 60 và ½ số người trên 80 tuổi thường xuyên bị vọp bẻ. Thậm chí, có một vài người già ngày nào cũng bị chuột rút.

Chuột rút ở người cao tuổi gây nhiều phiền toái cho cuộc sống người bệnh.
Chuột rút ở người cao tuổi gây nhiều phiền toái cho cuộc sống người bệnh.

Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng chuột rút ở người cao tuổi, có thể là một trong các nguyên nhân sau:

  • Giữ một tư thế (ngồi, đứng, nằm) quá lâu

Nhiều người cao tuổi mắc bệnh xương khớp nên vận động gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc đi đứng sai tư thế hoặc ngồi, nằm quá lâu khiến máu khó lưu thông, giảm lượng oxy cung cấp cho các cơ, từ đó dẫn đến chuột rút.

  • Chơi thể thao không phù hợp, quá sức

Chơi thể thao quá sức có thể dẫn đến căng cơ và bị vọp bẻ. Do đó, người cao tuổi được khuyến nghị chỉ nên chơi thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe cơ thể như yoga, dưỡng sinh,…

  • Do mắc các bệnh mãn tính

Tình trạng chuột rút ở người cao tuổi xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu của các bệnh như rối loạn tuyến giáp, loãng xương, đái tháo đường, thiếu máu, parkinson,…

  • Thiếu các dưỡng chất cần thiết

Nếu cơ thể người cao tuổi thiếu các dưỡng chất như natri, kali, magie, canxi thì có thể xuất hiện tình trạng yếu cơ, co thắt cơ và gây chuột rút.

5 cách chữa chuột rút ở người cao tuổi hiệu quả ngay tại nhà

1. Làm ấm (chườm nóng) bắp chân

Đây là phương pháp chữa chuột rút ở người cao tuổi tại nhà vô cùng đơn giản và hiệu quả để loại bỏ sự căng cơ và đau cơ. Bạn có thể sử dụng 1 chai nước ấm hoặc túi chườm nóng để chườm lên vùng bắp chân để cải thiện quá trình máu lưu thông. Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng để làm giảm cơn đau do chuột rút.

2. Xoa bóp bắp chân

Cách xoa bóp bắp chân này cũng rất dễ dàng thực hiện tại nhà để chữa chuột rút ở người cao tuổi. Bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng xung quanh vùng bị co cơ do chuột rút đến khi nóng lên. Bạn có thể kết hợp với dầu xoa bóp và con lăn massage để mang đến tự tác động nhẹ nhàng, đều đặn.
  • Cách 2: Day ấn vào 2 huyệt Thừa Sơn ở sau bắp chân một cách đều đặn và nhẹ nhàng đến khi cơn co cơ dịu dần và hết hẳn.
Xoa bóp bắp chân là cách chữa chuột rút hiệu quả.
Xoa bóp bắp chân là cách chữa chuột rút hiệu quả.

3. Bài tập giãn cơ bắp chân

Thực hiện bài tập giãn cơ bắp chân như sau:

  • Ngồi trên ghế (tốt nhất là có tựa lưng) và thẳng lưng.
  • Nâng chân lên cao, gập đầu gối và ép vào bụng.
  • Giữ tư thế đó 10-15 giây rồi đổi chân.

4. Di chuyển bằng chân trần

Việc di chuyển bằng chân trần có tác dụng kích thích máu lưu thông và giảm cơn đau do co cơ khi bị chuột rút. Bạn có thể thực hiện như sau: đi chân trần trên sàn nhà, cố gắng điều khiển các ngón chân cử động, kéo căng cơ và tì ngón ngon lên sàn nhà.

5. Uốn cong ngón chân

Uốn cong ngón chân là phương pháp vô cùng đơn giản để chữa chuột rút ở người cao tuổi. Phương pháp này có thể gây đau nhưng rất hiệu quả. Người cao tuổi bị chuột rút có thể thực hiện như sau:

Uốn cong ngón chân giúp làm khỏi nhanh các cơn co cơ do chuột rút.
Uốn cong ngón chân giúp làm khỏi nhanh các cơn co cơ do chuột rút.
  • Duỗi thẳng chân.
  • Uốn cong các ngón chân về phía sau một cách nhẹ nhàng.
  • Dùng tay ép mạnh vào gót chân.
  • Kết hợp xoa bóp để cơn đau dịu đi nhanh hơn.