Bệnh khô mắt ở người cao tuổi rất phổ biến, nó gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, tạo cảm giác khó chịu thậm chí có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực của người bệnh. Bài viết sau sẽ hiểu rõ hơn về bệnh khô mắt ở người cao tuổi, nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bệnh.
Các biểu hiện phổ biến của bệnh khô mắt ở người cao tuổi
Bệnh khô mắt ở người cao tuổi là bệnh lý thường gặp, tuy nhiên lại chưa được nhiều người quan tâm đến vì nó không ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người. Nhưng chúng ta lại không thể chủ quan vì nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Cùng với cảm giác mắt bị khô, bệnh khô mắt ở người cao tuổi có thể biểu hiện với một số triệu chứng phổ biến như sau:
- Cảm giác như có dị vật trong mắt, mắt nóng rát như bị bỏng.
- Nhìn mờ ngay sau khi chớp mắt và phải chớp mắt nhiều lần mới nhìn rõ.
- Nhạy cảm với ánh sáng, hay bị chảy nước mắt.
- Mắt có gỉ, nhầy, trong và khi ngủ dậy khó mở mắt.
- Khi nhìn tập trung thường cảm thấy mỏi, nhức mắt, hay có cảm giác ngứa mắt.
- Thỉnh thoảng cảm thấy rát mỗi khi chớp mắt.
- Mắt mờ tạm thời hoặc thị lực bị suy giảm khi bệnh tiến triển nặng.
Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh khô mắt ở người cao tuổi?
Nước mắt được sinh ra bởi một tuyến lệ chính và nhiều tuyến lệ phụ. Nước mắt bao gồm các thành phần như: Nước chiếm 75% – 80%, còn lại là các loại chất béo và lysozym. Khi chúng ta còn trẻ, nước mắt sinh ra vừa đủ để thực hiện các chức năng: giúp mắt long lanh, cử động dễ dàng, giúp ta nhìn rõ các vật, bảo vệ mặt khỏi các dị vật, đẩy chúng ra ngoài và khi tuổi càng cao, nước mắt càng giảm so với khi còn trẻ.
Chuyên gia đã chỉ ra một số nguyên nhân gây ra bệnh khô mắt ở người cao tuổi, đó là:
- Cùng với cơ thể, mắt và các bộ phận liên quan sẽ lão hóa theo thời gian, làm suy giảm khả năng tiết nước mắt. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh khô mắt ở người cao tuổi.
- Do viêm tuyến mí mắt, mắt bị dị ứng, ô nhiễm không khí, thiếu vitamin A,…
- Do một số bệnh lý hoặc người bệnh sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phụ làm giảm tiết nước mắt: Bệnh viêm khớp dạng thấp, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị cao huyết áp,…
- Bệnh khô mắt ở người cao tuổi có thể do các bệnh lý nguy hiểm về mắt: đục thủy tinh thể,…
Phòng tránh bệnh khô mắt ở người già
Bệnh khô mắt ở người cao tuổi gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, thậm chí dẫn đến tình trạng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Sau đây là một số biện pháp giúp phòng tránh bệnh khô mắt:
- Khi ra ngoài, người cao tuổi nên đeo kính râm, vừa giúp ngăn khói, bụi vừa giúp tránh ánh sáng chói vào mắt, tránh được tác hại của tia cực tím vào mắt.
- Tránh để gió, quạt máy, không khí máy lạnh thổi trực tiếp vào mắt.
- Nên hạn chế ra ngoài vào buổi trưa.
- Người cao tuổi cũng nên đeo kính bơi khi bơi lội, bảo vệ mắt không bị nhiễm clo của nước ở hồ bơi.
- Bên cạnh đó, có thể massage để làm thông thoáng các tuyến lệ bị tắc trên mí mắt, giúp cải thiện bệnh khô mắt ở người cao tuổi.
- Bổ sung các thực phẩm giàu Omega – 3: Cá hồi, cá ngừ,…
- Người cao tuổi có thể sử dụng các loại trà như trà xanh, trà hoa cúc cũng giúp cải thiện bệnh khô mắt, chống nhức mỏi mắt.
- Sử dụng nước nhỏ mắt nhân tạo giúp làm sạch nhãn cầu, diệt khuẩn, duy trì chức năng thị giác, tuy nhiên không nên lạm dụng và phải có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ, không được tự ý mua dùng.
- Bệnh khô mắt ở người cao tuổi cũng có thể được cải thiện nếu duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý: ngủ đủ giấc, ngủ từ 7 – 8 giờ một ngày, không thức khuya, chớp mắt thường xuyên, không tiếp xúc với màn hình tivi, máy tính quá lâu,…
- Bên cạnh đó, để chăm sóc và bảo vệ mắt, cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E. Thực phẩm giàu vitamin A: sữa, rau cải xanh, cà rốt, bí đỏ, rau muống, mồng tơi…; Thực phẩm giàu vitamin C: cam, quýt, chanh, bưởi, cà chua…; vitamin E có nhiều trong: dầu đậu nành, đậu phộng,…