Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe phổ biến.
Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe phổ biến.

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: Cần lưu ý những gì?

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến nhất và được quan tâm nhiều nhất khi về già. Sa sút trí tuệ không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần mà còn ảnh hưởng nhiều đến nhất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy, bài viết này sẽ giải đáp cho bạn về sa sút trí tuệ ở người cao tuổi và biểu hiện của bệnh cũng như những điều cần lưu ý.

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi có phải là bệnh không?

Sa sút trí tuệ (hay Dementia) không phải là bệnh mà là một hội chứng lâm sàng gây ra bởi sự tác động và tổn thương ở não bộ. Các triệu chứng của hội chứng sa sút trí tuệ bao gồm suy giảm nhận thức, suy giảm trí nhớ và suy giảm các kỹ năng xã hội ở mức độ nghiêm trọng.

 

Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe phổ biến.
Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe phổ biến.

Theo số liệu gần đây của WHO (Tổ chức Y tế thế giới), mỗi năm lại có gần 10 triệu người mắc hội chứng sa sút trí tuệ và người thuộc nhóm từ 60 tuổi trở lên chiếm 5% – 8%. Đây là một con số đáng cảnh báo và cho thấy tình trạng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

Biểu hiện của hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Hội chứng sa sút chia làm 3 giai đoạn và ở mỗi giai đoạn, người bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau, từ biểu hiện nhẹ đến nghiêm trọng.

Giai đoạn đầu

Đa số người cao tuổi mắc hội chứng sa sút trí tuệ ở giai đoạn đầu đều có những biểu hiện nhẹ và rất dễ bị bỏ qua. Các biểu hiện đó bao gồm:

  • Trí nhớ không còn tốt: người cao tuổi gặp khó khăn với trí nhớ ngắn hạn, nghĩa là họ thường không nhớ những việc mình đã làm ở thời điểm gần nhất.
  • Khó tập trung: người cao tuổi thường bị phân tâm và không theo dõi câu chuyện từ đầu đến cuối.
  • Đôi lúc bị mất phương hướng: người cao tuổi bị nhầm lẫn về địa điểm và thời gian.
  • Vấn đề về giao tiếp gặp trở ngại: không nhớ được từ ngữ để sử dụng trong một ngữ cảnh nào đó, bị rối và gây khó hiểu cho người nghe.
  • Gặp vấn đề về nhận thức không gian: điều này là do người cao tuổi gặp khó khăn trong việc đánh giá không gian và khoảng cách, có thể thường xuyên bị vấp hoặc va chạm vào đồ vật hoặc người xung quanh.
  • Gặp khó khăn khi thực hiện các công việc hàng ngày: không nhớ trình tự mặc quần áo, không nhớ trình tự nấu ăn,…
Các biểu hiện ở giai đoạn đầu hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi nên được lưu ý hơn.
Các biểu hiện ở giai đoạn đầu hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi nên được lưu ý hơn.

Giai đoạn giữa

Đến giai đoạn giữa của hội chứng sa sút trí tuệ, người cao tuổi sẽ có những biểu hiện bệnh nặng hơn như:

  • Thường xuyên đãng trí, không thể nhớ các hoạt động đã từng làm hàng ngày.
  • Lạc ngay trong khu vực gần nhà mình hoặc thậm chí là lạc ngay trong vườn nhà mình.
  • Giao tiếp gặp nhiều khó khăn hơn.
  • Một vài hoạt động và hành vi có sự thay đổi.
  • Bắt đầu cần có người thân giúp đỡ trong sinh hoạt và chăm sóc bản thân như: mặc quần áo, đi vệ sinh,…

Giai đoạn cuối

Vào giai đoạn cuối, các biểu hiện hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi trở nên rất trầm trọng, điển hình là:

  • Không thể nhận ra người thân, không nhận ra được nhà của mình.
  • Khả năng giao tiếp suy giảm mạnh, nhiều lúc không nói được.
  • Tiểu són, tiểu mất kiểm soát.
  • Có thể mắc trầm cảm, kích động, lo lắng hay hoang tưởng, làm những hành động không rõ mục đích.
  • Khó ăn, nuốt, chán ăn và dễ bị giảm cân.

Một vài lưu ý về hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi

Người cao tuổi mắc sa sút trí tuệ nên:

  • Thường xuyên rèn luyện trí não bằng các hoạt động như đọc sách báo, tham gia sinh hoạt cộng đồng,…
  • Thường xuyên rèn luyện thân thể với các hoạt động nhẹ nhàng, phù hợp sức khỏe như dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga,…
  • Luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, vui vẻ, tránh căng thẳng quá mức.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên tại các trung tâm ý tế, bệnh viện.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp người cao tuổi phòng tránh nhiều bệnh.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp người cao tuổi phòng tránh nhiều bệnh.

Người cao tuổi bị sa sút trí tuệ không nên:

Sử dụng chất kích thích và các đồ uống có cồn: thuốc lá, thuốc lào, rượu, bia,…
Tự ý mua và sử dụng các loại thuốc bổ não, tăng cường trí nhớ,… mà không có sự tham vấn từ bác sĩ chuyên khoa.

Hội chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi cần được phát hiện và điều trị sớm nhất có thể để bệnh được cải thiện ở mức tốt nhất và người bệnh sớm có lại cuộc sống vui vẻ, khỏe mạnh.