Những giấc ngủ dài hơn hay ngắn hơn 7-8 tiếng mỗi ngày (kể cả thời gian chợp mắt trong ngày) đều tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó các bác sĩ khuyến cáo người lớn nên ngủ từ 7-8 tiếng mỗi đêm.
Người ngủ ít thường bị đau thắt ngực, ngủ quá ít hoặc quá nhiều có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, hoặc đột quỵ.
Khoảng thời gian ngủ của mỗi người có liên quan đến bệnh tim mạch.
Ngủ và chợp mắt ít hơn 5h mỗi ngày sẽ tăng gấp đôi nguy cơ bệnh đau thắt ngực, bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim và đột quỵ, nhưng ngủ nhiều hơn 7-8h mỗi ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Những người ngủ trên 9h hoặc dài hơn đều dễ mắc các bệnh tim mạch cao gấp 1,5 lần so với người ngủ 7-8h.
- Nguy cơ gấp 3 lần đối với người dưới 60 tuổi ngủ từ 5h trở xuống vào ban đêm.
- Phụ nữ ngủ và chợp mắt khoảng 5h mỗi ngày cũng dễ mắc bệnh tim mạch gấp 2,5 lần so với ngủ 7-8h.
Nghiên cứu khoa học của phó Giáo sư Anoop Shankar thuộc khoa y tế cộng đồng trường Đại học West Virginia đã phân tích các số liệu thu thập được trên toàn nước Mỹ. (Hơn 30000 đối tượng trưởng thành).
Ông đưa ra suy luận: thời gian ngủ ảnh hưởng tới chức năng nội tiết và chuyển hóa. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng tới việc suy giảm khả năng hấp thụ glucose, giảm độ nhạy của insulin và tăng huyết áp. Tất cả những triệu chứng này đều dễ dẫn tới xơ vữa động mạch.
Một số nghiên cứu khác
Một nghiên cứu độc lập khác đăng trên tạp chí “sleep” khuyên những người thiếu ngủ thỉnh thoảng nên dành thời gian để ngủ bù, giải pháp tình thế này có lợi cho những ai không ngủ đủ giấc.
Tiến sĩ David Dinges, trưởng khoa nghiên cứu giấc ngủ (trường Đại học Pennsylvania) cũng cho thấy: Những người ngủ không đủ giấc trong 5 ngày phản ứng thường chậm và không tập trung vào công việc. Nhưng chỉ sau 1 đêm được ngủ bù, thấy rõ nhất khi được ngủ bù 10h sau một tuần làm việc chỉ ngủ 4h một đêm.
Một nghiên cứu khác mang tính đột phá cho thấy mối liên hệ rõ ràng giữa hiện tượng thiếu ngủ và bệnh tâm thần ở thanh niên trưởng thành: Những người có thời gian ngủ dưới 5h mỗi đêm có nguy cơ mắc bệnh tâm thần cao gấp 3 lần so với những người ngủ đủ 7h mỗi đêm.
Trong những năm gần đây đã xuất hiện mối quan tâm nghiêm túc về hiện tượng thay đổi chế độ ngủ của giới trẻ trong thời đại Internet.
Khi giới trẻ không ngủ đủ giấc kéo dài thì hậu quả tiêu cực cho sức khỏe thể chất lẫn tâm thần, là điều không tránh khỏi. Nghiên cứu cho thấy việc quản lý thời gian ngủ sẽ gây ra hiệu ứng trầm cảm và suy giảm sức khỏe trong 12 tháng tiếp theo.
Một công trình nghiên cứu quy mô lớn kéo dài 18 tháng nên 20.000 thanh niên từ 17-24 tuổi, cho kết quả: 50% đối tượng giảm thời gian ngủ xuống chỉ còn 5-6h mỗi ngày, gặp những vấn đề về sức khỏe, tâm thần mãn tính, là dấu hiệu báo trước tình trạng bệnh tật nghiêm trọng hơn khi về già, bao gồm chứng rối loạn lưỡng cực và rối loạn trầm cảm.
Qua các thông tin trên, chúng ta thấy giấc ngủ quan trọng đến mức nào. Nếu lỡ ra vì công việc phải thức đêm nhiều thì phải tìm cách ngủ bù.
Giấc ngủ của người cao tuổi
Con người nói chung đều cần có giấc ngủ tốt, đủ thời gian. Đặc biệt đối với người cao tuổi thì giấc ngủ lại càng quý giá hơn nhiều vì 2 lý do:
- Não cũng như phủ tạng đều bị suy thoái theo tuổi, càng già càng teo đi nên phải bảo vệ bộ não.
- Tế bào não và thần kinh khi bị tiêu hao thì không có tế bào mới thay thế mà chỉ còn nhờ vào hoạt động bù trừ của những tế bào còn lại.
Vì vậy các cụ đã xem “giấc ngủ đáng giá ngàn vàng” hoặc “một đêm nằm bằng một năm ở”.
Người già mất ngủ nên sử dụng xịt tắm thảo dược Yaocare Medic để lau người trước khi ngủ, giúp cơ thể sạch sẽ, thư thái. Thành phần thảo dược của nước tắm sẽ làm cho người già bớt đau nhức cơ thể, hương thơm dễ chịu, thư giãn giúp các cụ chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn.