You are currently viewing [Chú ý] 6 bệnh về mắt ở người cao tuổi không được chủ quan

[Chú ý] 6 bệnh về mắt ở người cao tuổi không được chủ quan

Các bệnh về mắt ở người cao tuổi tuyệt đối không thể chủ quan bởi có gây ảnh hưởng đến thị lực, thậm chí mù lòa. Sau tuổi 40, quá trình lão hóa tự nhiên của mắt bắt đầu xảy ra, tầm nhìn dần hạn chế và xuất hiện các bệnh về mắt ở người cao tuổi. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết 6 bệnh về mắt ở người cao tuổi phổ biến nhất cũng như các cách phòng tránh bệnh.

6 bệnh về mắt ở người cao tuổi phổ biến nhất

1. Đục thủy tinh thể (cườm mắt khô)

Đục thủy tinh thể là một trong các bệnh về mắt ở người cao tuổi phổ biến nhất hiện nay. Nguyên nhân do tuổi tác và sự lão hóa chiếm 70-80% các ca bệnh đục thủy tinh thể ở người già.

Đục thủy tinh thể là bệnh về mắt ở người cao tuổi thường gặp.
Đục thủy tinh thể là bệnh về mắt ở người cao tuổi thường gặp.

Sau tuổi 60, người cao tuổi có dấu hiệu dần dần mất thị lực trung tâm và bị lóa mắt khi nhìn vào ánh sáng. Tuy nhiên, người bệnh không bị đau đớn. Đây là tình trạng thủy tinh thể thay đổi chiết xuất (bị đục), biểu hiện của bệnh cườm khô.

Với bệnh này, cách chữa duy nhất hiện nay là mổ để thay thủy tinh thể nhân tạo trong suốt cho mắt, giúp mắt sáng trở lại – phẫu thuật Phaco (nhũ tương hóa thủy tinh thể và hút ra).

2. Khô mắt

Khô mắt có lẽ là bệnh về mắt ở người cao tuổi thường gặp nhất. Bước qua tuổi 50, mắt bị lão hóa và các tuyến lệ cũng hoạt động kém hơn trước. Khi đó, nhãn cầu không còn được bôi trơn trực tiếp dẫn đến mắt bị khô, gây cảm giác khó chịu như có hạt cát, bụi trong mắt.

Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do teo xơ hóa tuyến lệ hoặc hậu quả của việc sử dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên, sử dụng các thuốc chữa dị ứng, tăng nhãn áp, bệnh tim,…

3. Thoái hóa điểm vàng (hay thoái hóa hoàng điểm)

Thoái hóa điểm vàng là bệnh về mắt ở người cao tuổi vì đa số người mắc bệnh này đều trên 60 tuổi. Khi mắc bệnh này, người bệnh sẽ bị giảm thị lực, mắt có cảm giác đau nhức, khó chịu. Khi quá trình lão hóa diễn ra, chức năng nuôi dưỡng hoàng điểm – nơi tập trung nhiều tế bào thần kinh thị giác nhất – bị rối loạn sẽ tạo ra các mạch máu bất thường.

Bệnh này có nguy cơ xảy ra cao hơn ở nữ giới và những người hút thuốc lá. Bên cạnh đó, nếu người cao tuổi bị thừa cân, tiểu đường, huyết áp cao,… cũng có nguy cơ mắc thoái hóa điểm vàng cao hơn.

4. Tăng nhãn áp (hay bệnh Glôcôm)

Bệnh tăng nhãn áp có tên gọi khác là bệnh Glôcôm hoặc thiên đầu thống. Đây là bệnh về mắt ở người cao tuổi có khả năng cao gây nguy hiểm, là nguyên nhân mù lòa chỉ đứng sau đục thủy tinh thể.

Thị lực bị mất bởi bệnh tăng nhãn áp sẽ không thể lấy lại và có tỷ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi tác. Bệnh Glôcôm rất khó kiểm soát nên cần được phát hiện sớm. Do đó, người cao tuổi nên thường xuyên đi khám mắt định kỳ để phòng ngừa từ sớm.

5. Võng mạc đái tháo đường

Võng mạc đái tháo đường là biến chứng của bệnh đái tháo đường. Khi người cao tuổi mắc tiểu đường, bệnh này có thể gây ra tổn thương mao mạch võng mạc, gây phù và thiếu máu võng mạc, thậm chí là các tổn thương nặng nề như: phù hoàng điểm, xuất huyết dịch kính, xuất huyết võng mạc,…hoặc mù lòa.

Những người cao tuổi mắc đái tháo đường nên chữa trị tốt bệnh này và tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng không đáng có như bệnh võng mạc đái tháo đường.

Hình ảnh bệnh võng mạc đái tháo đường ở người già.
Hình ảnh bệnh võng mạc đái tháo đường ở người già.

6. Suy thoái giác mạc

Đây là dấu hiệu của sự lão hóa tự nhiên của mắt. Biểu mô giác mạc bị trầy xước, chức năng tuyến lệ không còn tốt sẽ gây ra hiện tượng mây mờ vì thiếu nước mắt. Các tế bào nội mô bị mất dần sẽ bị đục và làm mắt mờ đi.

Vì vậy, người cao tuổi cần nhỏ thuốc nhỏ mắt sát khuẩn để bảo vệ mắt trước của giác mạc.

Phòng tránh bệnh về mắt ở người cao tuổi như thế nào?

Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A rất tốt cho mắt.
Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A rất tốt cho mắt.

Lưu ý những điều sau để phòng ngừa các bệnh về mắt ở người cao tuổi:

  • Tránh để mắt tiếp xúc trực tiếp nơi có nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm.
  • Thường xuyên sử dụng nước nhỏ mắt sát khuẩn.
  • Không nhìn máy tính, tivi, điện thoại thông minh hoặc đọc sách, báo quá lâu.
  • Đeo kính râm để tránh nắng, gió, bụi bặm và bảo vệ mắt.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin A, C, E và chất chống lão hóa như cà rốt, cà chua, quả óc chó,…
  • Tập luyện các bài tập nhìn xa cho mắt.