Sau khi nổi ban đỏ, chúng dần hình thành các mụn nước li ti.
Sau khi nổi ban đỏ, chúng dần hình thành các mụn nước li ti.

Bệnh zona ở người cao tuổi: Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp

Bệnh zona ở người cao tuổi không gây nguy hiểm nhưng lại mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Bệnh này có thể có ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên người cao tuổi là đối tượng có tỷ lệ mắc nhiều hơn cả. Bài viết hôm nay sẽ cho bạn biết những nguyên nhân, triệu chứng của bệnh zona ở người cao tuổi và những lưu ý khi chăm sóc người bệnh.

1. Nguyên nhân dẫn tới bệnh zona ở người cao tuổi

Bệnh zona (hay zona thần kinh) thường được dân gian gọi là bệnh “giời leo”. Đây là bệnh nhiễm trùng da do virus VZV (Varicella zoster – virus gây ra bệnh thủy đậu) gây nên.

Hình ảnh về bệnh zona ở người cao tuổi.
Hình ảnh về bệnh zona ở người cao tuổi.

Người từng mắc thủy đậu đã khỏi thì trong cơ thể vẫn còn số ít virus VZV tồn tại trong hạch thần kinh (không gây hại) một thời gian dài. Tuy nhiên, khi gặp các điều kiện thuận lợi, chúng sẽ tái hoạt động, nhân lên và lan ra các đầu dây thần kinh cảm giác. Từ đó, niêm mạc và da bị tổn thương, gây nên bệnh zona ở người cao tuổi.

Chưa xác định được nguyên nhân chính xác khiến virus thủy đậu tái hoạt động và dẫn tới bệnh zona ở người cao tuổi. Sau đây là một vài khả năng có thể xảy ra:

  • Căng thẳng, mệt mỏi.
  • Hệ miễn dịch bị suy yếu (do tuổi cao, bệnh tật hoặc sử dụng thuốc,…).
  • Ung thư.
  • Các loại xạ trị.
  • Vùng da bị nổi ban gặp tổn thương.

2. Các triệu chứng thường gặp của bệnh zona ở người cao tuổi

Một vài triệu chứng thường gặp của bệnh zona ở người cao tuổi là:

  • Người bệnh bị sốt (38-39 độ C), đau người, đau nhức đầu, nước tiểu vàng,…
  • Da nổi nhiều ban đỏ đau rát, sau đó hình thành các bọng nước, mụn nước nhỏ tập trung thành từng đám dọc theo dây thần kinh ngoại biên.
  • Ban đầu, mụn nước căng, dịch trong và dần chuyển màu đục, hình thành mủ. Vài ngày sau đó, các mụn nước vỡ đi, hình thành các vảy và vảy bong ra sẽ để lại sẹo lấm tấm như bị hắc lào.
  • Người cao tuổi sẽ xuất hiện cảm giác ngứa, đau âm ỉ hoặc đau như kim châm, đau bỏng rát, giật giật nhẹ ở vùng da nhiễm zona thần kinh.
  • Nếu zona thần kinh xuất hiện ở khu vực quanh tai, người cao tuổi có thể xuất hiện tình trạng nghe kém, đôi lúc có tiếng ù ù như ve kêu.
  • Các biểu hiện khác có thể gặp ở bệnh zona ở người cao tuổi là: chóng mặt, nhức đầu, cơ thể khó chịu, sợ ánh sáng, đi loạng choạng, rối loạn bài tiết mồ hôi.
Sau khi nổi ban đỏ, chúng dần hình thành các mụn nước li ti.
Sau khi nổi ban đỏ, chúng dần hình thành các mụn nước li ti.

Nếu người cao tuổi có các dấu hiệu nghi mắc zona, gia đình nên đưa người đó đến bệnh viện khám ngay. Chuyên khoa da liễu sẽ là sự lựa chọn tốt nhất để tư vấn về bệnh zona ở người cao tuổi.

3. Lưu ý gì khi chăm sóc người cao tuổi bị zona?

Các lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi mắc zona dưới đây có thể giúp ích cho bạn:

  • Tuyệt đối không để người bệnh gãi, chà xát hoặc để nước bẩn, xà phòng tiếp xúc với vùng da nhiễm bệnh. Bởi việc này có thể khiến các mụn nước vỡ ra, gây nhiễm trùng.
  • Giảm ngứa và đau ở vùng da bị zona bằng cách tắm rửa cho người bệnh hàng ngày để làm sạch và dịu da. Nếu có thể, người bệnh tắm bằng bột yến mạch keo sẽ tốt hơn.
  • Bôi kem dưỡng da calamine hoặc chườm lạnh, nén ướt để giảm ngứa, giảm đau vùng phát ban của bệnh zona ở người cao tuổi. Ngoài ra, có thể bôi hỗn hợp từ baking soda (hoặc bột ngô) với nước.
Không để người cao tuổi gãi vào các vùng da bị nhiễm zona.
Không để người cao tuổi gãi vào các vùng da bị nhiễm zona.
  • Chỉ cho người bệnh dùng thuốc uống, thuốc bôi nếu có sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Tăng cường chức năng của hệ miễn dịch bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Trong đó, người bệnh nên ăn nhiều loại thực phẩm chứa vitamin A, B12, C, E và axit amin lysine (VD: cam, rau xanh, trứng, thịt gà, cà chua, cây họ đậu,…).
  • Kiêng ăn đường, thực phẩm nhiều arginine (sô cô la, gelatin,…), chất béo bão hòa,… Ăn nhiều loại thực phẩm này có thể khiến hệ miễn dịch suy yếu và virus tiếp tục tồn tại. Thậm chí, thực phẩm có nhiều arginine cao có thể khiến virus zona sinh sản nhiều hơn.
  • Không để người bệnh tiếp xúc với phụ nữ mang thai hoặc trẻ em, những người có hệ miễn dịch yếu,… nhằm phòng tránh sự lây nhiễm.