Suy tim có thể khiến nhịp tim nhanh hơn bình thường.
Suy tim có thể khiến nhịp tim nhanh hơn bình thường.

[Cảnh báo] Dấu hiệu suy tim ở người cao tuổi thường bị bỏ qua: mệt mỏi, choáng váng liên tục

Bố mẹ bạn có thường xuyên mệt mỏi, choáng váng khi gắng sức? Vậy thì rất có thể họ đã mắc bệnh suy tim. Hãy cùng đọc bài viết này để biết về những dấu hiệu suy tim ở người cao tuổi cũng như chế độ dinh dưỡng và những điều cần chú ý về bệnh.

Tổng hợp các dấu hiệu bệnh suy tim ở người cao tuổi

1. Thường xuyên khó thở

Điều này xảy ra vào ban đêm hoặc khi bệnh nhân gắng sức, thậm chí bệnh trở nặng sẽ bị khó thở cả khi nghỉ ngơi.

Suy tim ở người cao tuổi khiến người bệnh thường xuyên tức ngực, khó thở.
Suy tim ở người cao tuổi khiến người bệnh thường xuyên tức ngực, khó thở.

Nguyên nhân là suy tim gây khó thở cho người bệnh do máu bị ứ trệ ở phổi và không trở về tim được.

2. Dễ mệt mỏi, choáng váng

Người cao tuổi mắc suy tim có thể thấy mệt mỏi mọi lúc, xuất hiện tình trạng choáng váng thường xuyên và gặp khó khăn với hầu hết các hoạt động hàng ngày.

Nguyên nhân của tình trạng này là do tim làm việc khó khăn, không bơm đủ lượng máu cần thiết cho các cơ quan trong cơ thể.

3. Ho khan nhiều hoặc thở khò khè

Cụ thể, người cao tuổi mắc suy tim thường xuyên ho khan, khạc ra đờm trắng hoặc bọt hồng.

Cơ chế của việc này là suy tim khiến bệnh nhân bị ho khan nhiều do có chất lỏng tích tụ trong phổi.

4. Chán ăn, buồn nôn

Suy tim ở người cao tuổi có thể khiến người bệnh mắc các bệnh về rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, buồn nôn,…

Nguyên nhân là do hệ tiêu hóa nhận được ít máu hơn so với bình thường và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.

5. Phù nề ở nhiều vùng trên cơ thể

Người cao tuổi mắc suy tim có thể bị phù nề ở chân, sưng mắt cá chân, phù bụng hoặc sưng mạch máu vùng cổ.

Lý do xuất hiện tình trạng này là vì suy tim khiến máu ứ trệ ở tuần hoàn ngoại vi.

6. Nhịp tim tăng nhanh

Biểu hiện rõ ràng nhất của suy tim ở người cao tuổi là tim đập nhanh hơn bình thường, loạn nhịp hoặc có thể cảm thấy tức ngực, hồi hộp, có trống ngực.

Suy tim có thể khiến nhịp tim nhanh hơn bình thường.
Suy tim có thể khiến nhịp tim nhanh hơn bình thường.

Nguyên nhân của tình trạng này là trái tim đập nhanh hơn để bù lại sự mất mát trong khả năng bơm máu của nó.

7. Tiểu đêm nhiều

Đối với người cao tuổi, tiểu đêm thường xuyên cũng có thể là một dấu hiệu của bệnh suy tim.

Điều này là do dịch ứ đọng trong cơ thể cả ngày dài, ban đêm nằm ngủ khiến lượng máu đến thận nhiều hơn bình thường nên tiểu nhiều hơn.

8. Sa sút trí tuệ

Suy tim ở người cao tuổi có thể biểu hiện ở việc người bệnh bị lú lẫn, mất trí nhớ, giảm khả năng tư duy và mất phương hướng,…

Điều này là bởi nồng độ các chất trong máu (ví dụ như natri,…) bị thay đổi và gây ảnh hưởng đến tư duy, trí tuệ người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân suy tim như thế nào?

Suy tim ở người cao tuổi nên bổ sung những loại thực phẩm sau:

  • Các loại cá, thịt, trứng đa dạng. Đặc biệt là cá rất tốt cho tim mạch.
  • Các loại rau xanh, củ, quả. Rau xanh có lá và đặc biệt là các loại rau họ cải là sự lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân suy tim.
  • Các loại hoa quả đa dạng: chuối, bưởi, dâu tây, cam,…
  • Ngũ cốc nguyên hạt: yến mạch, gạo lứt, đỗ xanh, đỗ đen, ngô,…
  • Sữa ít béo.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất tốt cho bệnh nhân suy tim.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh rất tốt cho bệnh nhân suy tim.

Suy tim ở người cao tuổi cần tránh những loại thực phẩm:

  • Thức ăn chế biến sẵn (thực phẩm đóng hộp), thức ăn nhanh: thịt hộp, xúc xích, thịt hun khói, khoai tây chiên, gà rán,…
  • Các loại thịt đỏ: thịt dê, thịt bò, thịt trâu, thịt lợn,…
  • Bia, rượu, các loại đồ uống có cồn và cà phê.
  • Thức ăn nhiều muối.

Lưu ý gì để phòng tránh bệnh suy tim ở người cao tuổi?

Để phòng ngừa được bệnh suy tim ở người cao tuổi, điều quan trọng nhất chính là điều trị tốt những bệnh về tim mạch, những bệnh về tăng huyết áp và các bệnh lý toàn thân khác. Bởi nếu không điều trị tốt những bệnh này thì chúng rất dễ biến chứng thành suy tim nếu trở nặng. Cụ thể, người cao tuổi cần:

  • Tuân thủ đúng những chỉ định điều trị của bác sĩ nếu mắc các bệnh về cao huyết áp, bệnh lý tim mạch và các bệnh toàn thân khác.
  • Thường xuyên theo dõi, kiểm soát cân nặng và tình trạng sức khỏe của mình.
  • Nếu có các dấu hiệu như khó thở, tức ngực, ho khan, mệt mỏi, phù chân,… thì nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ khám và can thiệp kịp thời.
  • Ăn uống lành mạnh và luôn giữ tâm trạng vui vẻ.