You are currently viewing 10 lời khuyên giúp người cao tuổi chăm sóc răng miệng

10 lời khuyên giúp người cao tuổi chăm sóc răng miệng

Chăm sóc răng và nướu của bạn một cách “xuất sắc” là điều vô cùng quan trọng trong suốt cuộc đời của bạn. Khi còn trẻ, chúng ta bắt đầu tập luyện và hình thành thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng hàng ngày để tránh sâu răng và giữ cho hàm răng trắng sáng, khỏe mạnh. Giờ đây, đến khi chúng ta già, việc chăm sóc răng miệng vẫn là một phần thiết yếu trong thói quen vệ sinh và sức khỏe hàng ngày của chúng ta. Điều đó có nghĩa là người cao niên có những cân nhắc đặc biệt khi nói đến sức khỏe răng miệng của họ. Chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi rất quan trọng đối với sức khỏe và duy trì chất lượng cuộc sống tổng thể của người cao tuổi, vì người cao tuổi dễ mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng và viêm nướu (lợi).

Khi người cao tuổi vệ sinh răng miệng không cẩn thận, răng và nướu sẽ gặp phải nhiều vấn đề ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể. Chính vì vậy việc chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi cần được quan tâm và giám sát nhiều hơn, họ phải tuân theo một chế độ chăm sóc nghiêm ngặt.

Dưới đây là 10 lời khuyên giúp người cao tuổi chăm sóc răng miệng mạnh khỏe

1. Đi khám nha khoa định kỳ

Việc đi khám răng thường xuyên theo lịch trình là rất quan trọng đối với sức khỏe răng miệng của người cao tuổi. Việc thăm khám không thường xuyên, hoặc không thăm khám, theo thời gian có thể làm cho các vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Người cao tuổi nên được lấy cao răng ít nhất hai lần một năm hoặc theo chỉ dẫn của nha sĩ.

Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho sức khỏe răng miệng của mình là duy trì lịch khám răng định kỳ. Nha sĩ có thể cho bạn biết những vấn đề đang xảy ra với răng miệng của bạn và cách chăm sóc cần thiết. Đồng thời nha sĩ cũng theo dõi và phát hiện và chẩn đoán sớm một số căn bệnh trước khi chúng trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Đánh răng hàng ngày

Chúng ta vẫn nghe các bác sĩ và nha sĩ khuyên mọi người nên đánh răng hai lần một ngày, một lần vào buổi sáng và một lần trước khi đi ngủ. Với một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân nên đánh răng sau khi ăn.

Việc đánh răng hai lần một ngày là điều cần thiết, vì vậy người cao tuổi nên tạo lập thói quen đó để cải thiện và bảo vệ răng lợi của mình. Người cao tuổi cũng có thể sử dụng bàn chải điện bởi nó có tay cầm chắc chắn, việc sử dụng cũng dễ dàng giúp người cao tuổi đánh răng nhẹ nhàng và không mất sức như bàn chải thông thường.

Nhưng dù bạn đánh răng bằng bàn chải thông thường hay bàn chải điện thì sau 3 tháng bạn cũng nên thay bàn chải hoặc thay đầu bàn chải để đảm bảo vệ sinh. Bạn nên lựa chọn lông bàn chải phù hợp với tình trạng răng lợi của mình. Người cao tuổi nên sử dụng bàn chải có đầu mềm, nhưng với những người bị viêm nướu (lợi) thì sử dụng bàn chải cứng tốt hơn.

3. Dùng chỉ nha khoa thường xuyên

Chúng ta thường có thói quen dùng tăm để xỉa răng, nhưng xỉa răng bằng tăm không tốt cho răng của chúng ta. Ngày nay, các bác sĩ khuyến cáo bạn nên dùng chỉ nha khoa hoặc tăm chỉ để làm sạch răng miệng.

Việc dùng chỉ nha khoa sau khi ăn là một phần rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng của chúng ta.Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người không sử dụng nó hàng ngày. Dùng chỉ nha khoa là một phần rất quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng, tuy nhiên, nhiều người không dành thời gian để dùng chỉ nha khoa mỗi ngày. Đối với người cao tuổi, việc sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa có thể giúp cải thiện sức khỏe răng miệng và giảm nguy cơ sâu răng cùng các bệnh khác về nướu.

Nếu bạn lắp cầu răng hoặc hàn răng thì việc dùng chỉ nha khoa sẽ khó khăn hơn một chút. Nhưng bạn đừng lo lắng, các bác sĩ, y tá chuyên khoa răng miệng sẽ hướng dẫn để giúp bạn thực hiện chính xác quy trình dùng chỉ nha khoa.

Tăm chỉ là một dạng cải tiến của chỉ nha khoa, nó có cán cầm nên thuận tiện hơn cho người sử dụng. Nếu bạn dùng chỉ nha khoa không quen thì có thể chuyển qua sử dụng tăm chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng.

4. Súc miệng bằng nước súc miệng

Sử dụng nước súc miệng sát trùng hoặc kháng khuẩn một đến hai lần mỗi ngày là một cách tuyệt vời để bổ sung thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa của bạn. Bạn nên dùng chỉ nha khoa, chải răng, và sau đó súc miệng bằng nước súc miệng. Sử dụng nước súc miệng là bước cuối cùng rất hữu ích sau khi bạn đã dùng chỉ nha khoa lấy hết thức ăn thừa cũng như chải răng sạch sẽ. Bạn có thể dễ dàng mua bất kỳ loại nước súc miệng nào mà bạn thích ở nhà thuốc. Nhưng chúng tôi khuyến cáo bạn nên mua nước súc miệng thảo dược có chứa chlorhexidine để súc miệng và họng hàng ngày.

Nước súc miệng và họng giúp kháng khuẩn vùng họng và miệng của bạn, ngăn ngừa và khử mùi hôi răng miệng, cho bạn hơi thở thơm mát. Không chỉ làm sạch khoang miệng, nước súc miệng cũng góp phần ngăn ngừa sâu răng và các bệnh về nướu (lợi).

Ngoài ra, nước súc miệng có chứa chlorhexidine còn hỗ trợ điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở họng như viêm họng, viêm amidan, viêm lợi…và hạn chế nguy cơ nhiễm nấm do răng giả.

5. Bổ sung canxi

Canxi là một phần quan trọng giúp tăng cường sức khỏe răng miệng của người cao tuổi. Khi về già, chúng ta không ăn nhiều, thậm chí ăn rất ít và chỉ ăn những thức ăn mềm. Lúc này việc bổ sung canxi qua thực phẩm là không hiệu quả, canxi chúng ta ăn vào không đủ để có thể nuôi dưỡng hệ thống xương và răng. Chính vì thế mà người cao tuổi cần bổ sung canxi ở dạng thuốc hoặc thực phẩm chức năng. Tuy nhiên, càng lớn tuổi thì bạn sẽ càng khó hấp thụ canxi. Tốt nhất bạn nên bổ sung canxi hàng ngày từ khi còn trẻ.

Hơn nữa, người cao tuổi dễ bị loãng xương. Bệnh loãng xương có thể phá vỡ xương xung quanh răng của bạn và đây cũng là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Bạn cần tăng lượng canxi để giữ cho răng và xương chắc khỏe.

6. Chăm sóc răng giả, miếng bảo vệ miệng và / hoặc thiết bị răng miệng của bạn

Thông thường, chăm sóc răng miệng cho người cao tuổi bao gồm việc sử dụng và vệ sinh răng giả. Bác sĩ sẽ hướng dẫn rất cụ thể cho bạn cách chăm sóc răng giả đúng cách và điều quan trọng là bạn phải tuyệt đối tuân theo. Nếu răng giả làm cho bạn đau, khó chịu hoặc ăn khó khăn thì bạn cần tới gặp bác sĩ để họ giải quyết vấn đề. Bởi răng phải giúp bạn ăn được và thấy thoải mái thì mới phát huy được đúng công dụng của nó. Nếu bạn có răng giả, đừng quên đến bác sĩ để kiểm tra thường xuyên, ít nhất là 1 năm 1 lần.

7. Không hút thuốc lá

Thuốc lá gây ra vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tổng thể của bạn và một số cơ quan trên cơ thể bạn, trong đó có răng miệng. Hút thuốc lá lâu dài sẽ làm cho răng của bạn vàng đi, hơi thở có mùi hôi rất khó chịu.

Nhai thuốc lá có thể gây sâu răng và tất cả các dạng thuốc lá đều có liên quan đến ung thư cổ họng và miệng, bệnh tim và các vấn đề nghiêm trọng khác đe dọa tới tính mạng. Nếu bạn đang hút thuốc, bác sĩ sẽ giúp bạn cai thuốc. Đừng ngần ngại, không bao giờ là muộn để bỏ thuốc lá.

8. Sử dụng ít đường hơn

Tất cả chúng ta đều biết, ăn thức ăn có đường và uống đồ uống có đường có thể dẫn đến sâu răng và các bệnh về nướu. Nếu bạn ăn một món tráng miệng có đường hoặc thỉnh thoảng dùng trà ngọt hoặc soda, bạn chỉ cần nhớ đánh răng hoặc súc miệng ngay sau đó.

Đường cũng không hề tốt cho tuổi già bởi chức năng chuyển hóa của bạn đã kém hơn, dùng nhiều đường làm tăng cao nguy cơ mắc bệnh tiểu đường với nhiều biến chứng nguy hiểm.

9. Thường xuyên uống nước

Nhiều loại thuốc của người cao tuổi có thể gây khô miệng, dẫn đến mòn men răng. Để tránh khô miệng, bạn nên bổ sung nước thường xuyên. Uống nhiều nước mỗi ngày là điều cần thiết đối với mọi người và đặc biệt là người cao tuổi. Người cao tuổi dễ bị mất nước và khả năng giữ nước kém hơn người trẻ. Lượng nước bạn cần bổ sung sẽ thay đổi tùy thuộc vào trọng lượng cơ thể, khí hậu…bạn có thể yêu cầu bác sĩ đổi thuốc nếu cần, hoặc bạn có thể tăng lượng nước uống.

Nhưng nếu bạn bị suy thận, bạn cần phải hỏi bác sĩ về lượng nước bạn có thể uống trong ngày. Bạn nên hạn chế ở những nơi có nhiệt độ cao và ăn các loại thực phẩm gây khô miệng. Nếu được, bạn có thể đề nghị bác sĩ đổi thuốc cho bạn để tránh bị khô miệng.

10. Hiểu rõ tầm quan trọng của sức khỏe răng miệng đối với người cao tuổi

Điều quan trọng nhất là bạn phải coi trọng sức khỏe răng miệng của mình và đi khám nếu thấy có vấn đề: đau, nhức, khó nhai, chảy máu chân răng, viêm lợi… Việc phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể của người cao tuổi.

Trả lời