Người cao tuổi lo âu dễ cáu gắt
Người cao tuổi lo âu dễ cáu gắt

Quy trình 6 bước chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Người cao tuổi có hệ miễn dịch kém và có xu hướng dễ mắc các căn bệnh đa rối loạn mãn tính. Vì vậy cần có những lưu ý trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi rất quan trọng cần chú ý để không gây ra những tình trạng đáng tiếc.

Quy trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Quy trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Hiểu rõ về tình trạng sức khỏe và bệnh lý của người cao tuổi

Khi đến tuổi xế chiều, người cao tuổi sẽ có những thay đổi về cả thể chất và tinh thần, dẫn đến tình trạng sức khỏe suy yếu, dễ mắc bệnh như bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, suy giảm chức năng các cơ quan. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người cao tuổi. Chính vì vậy, người cao tuổi là đối tượng có nhu cầu cao về chăm sóc y khoa, cả về thể chất và tinh thần.

Hiểu rõ bệnh lý người cao tuổi
Hiểu rõ bệnh lý người cao tuổi

Điều quan trọng trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là cần định lượng được sức khỏe của họ. Khi điều kiện bên ngoài thay đổi, sức khỏe dự trữ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc có phát sinh bệnh tật hay không. Hiểu rõ được lượng sức khỏe dự trữ của người cao tuổi ở đâu là một điều cần thiết để xây dựng một chế độ sinh hoạt phù hợp với từng người.

Người cao tuổi sẽ có một số yếu tố khiến tình trạng thể chất và tinh thần của họ khác với người trẻ, cũng là vấn đề cần được quan tâm khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:

  • Người cao tuổi dễ rơi vào trạng thái cô đơn và lo âu hơn, nhất là sau khi nghỉ hưu. Khi đó con cháu đã trưởng thành thường sẽ bận rộn nên ít hỏi thăm cha mẹ già ở nhà, đồng thời việc nghỉ hưu khiến nhiều người cao tuổi ít ra ngoài hơn nên dễ cảm thấy buồn chán, cô đơn. Việc này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe tinh thần của người cao tuổi.
Người cao tuổi lo âu dễ cáu gắt
Người cao tuổi lo âu dễ cáu gắt

 

  • Chức năng các cơ quan ở người cao tuổi bị suy giảm khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh hơn, sức khỏe cũng suy giảm không còn dồi dào như hồi còn trẻ. Cơ thể không còn nhanh nhẹn linh hoạt khiến người cao tuổi dễ bị tủi thân, cảm thấy không được coi trọng, hay gắt gỏng hơn.
  • Người cao tuổi dễ mắc các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, cộng thêm việc hệ tiêu hóa suy yếu nên người cao tuổi thường ăn không ngon miệng. Chú ý chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cũng là một phần quan trọng để cải thiện tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

Xây dựng thực đơn dinh dưỡng hợp lý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Hệ tiêu hóa của người cao tuổi đã bị suy giảm chức năng so với khi còn trẻ, vì vậy không còn hấp thu dinh dưỡng hiệu quả, cũng như không còn cảm giác ngon miệng như trước.

Một số thức ăn khó chuyển hóa và hấp thu cũng sẽ khiến người cao tuổi cảm thấy khó chịu mệt mỏi. Tuy vậy, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cũng là một yếu tố quan trọng để duy trì sức khỏe. Vì vậy, một chế độ ăn lành mạnh và đa dạng là một điều cần chú ý khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:

Thực đơn hợp lý cho người cao tuổi
Thực đơn hợp lý cho người cao tuổi
  • Lựa chọn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa để không gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế các loại chất béo no như mỡ động vật, nên sử dụng những chất béo không no như dầu thực vật (dầu đậu nành, dầu hạt cải,…) để giảm thiểu các bệnh tim mạch, xơ vữa mạch máu,..
  • Bổ sung chất xơ và vitamin để tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa.
  • Không nạp quá nhiều tinh bột.
  • Chia nhỏ bữa ăn, tránh tình trạng ăn quá no khiến cơ thể khó chịu sau bữa ăn.
  • Bổ sung đủ lượng nước theo nhu cầu.
  • Tăng các món hấp, hầm, luộc, giảm ăn các món chiên rán.
  • Hạn chế muối, không ăn mặn để giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Khuyến khích người cao tuổi tham gia vào các hoạt động thể chất

 

Hoạt động thể chất người cao tuổi
Hoạt động thể chất người cao tuổi

 

Nếu không thường xuyên vận động thì cả tình trạng thể chất và tinh thần của người cao tuổi sẽ nhanh chóng giảm sút. Tham gia các hoạt động thể chết không chỉ giúp người cao tuổi rèn luyện được sự dẻo dai mà còn giúp người cao tuổi giữ được sự nhanh nhạy của đầu óc.

Bên cạnh đó, tham gia các hoạt động tập thể cũng là một cách để việc chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tốt hơn, để họ giao lưu với mọi người xung quanh, giảm cảm giác cô đơn. Nói chuyện giao lưu sẽ khiến người cao tuổi cảm thấy thoải mái, thư giãn hơn, giảm những suy nghĩ tiêu cực hàng ngày.

Thường xuyên quan tâm đến tâm lý người cao tuổi

Tâm lý người cao tuổi dễ bị xúc động và tủi thân, vì thế bên cạnh những chăm sóc về sức khỏe người cao tuổi về thể chất thì việc quan tâm hỏi han cũng là một việc rất quan trọng. Thường xuyên trò chuyện sẽ thể hiện được sự quan tâm tới người cao tuổi, giúp họ giảm bớt cảm giác cô đơn. Được quan tâm và chú ý sẽ giúp người cao tuổi ít các suy nghĩ tiêu cực hơn, thoải mái hơn về tinh thần cũng sẽ kéo theo sự cải thiện về thể chất.

Thoải mái tâm lý người cao tuổi
Thoải mái tâm lý người cao tuổi

Bên cạnh đó, không nên để tâm trạng của người cao tuổi bị kích thích quá mức. Khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bạn sẽ nhận ra họ rất dễ bị xúc động, hơn nữa sức khỏe đã suy giảm khiến nhiều cơ quan như tim, phổi không chịu được những kích thích thần kinh quá lớn. Nên nhẹ nhàng khi nói chuyện với người cao tuổi, không nên to tiếng nặng lời để tránh rơi vào tình trạng sức khỏe không mong muốn.

Chú ý tới giấc ngủ khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Khi tuổi ngày càng cao, thời gian ngủ ngày càng giảm xuống. Người cao tuổi bình quân chỉ ngủ được khoảng 4 tiếng 1 ngày. Vì thời gian ngủ ngắn nên chất lượng giấc ngủ ngủ trở nên đặc biệt quan trọng.

Chất lượng giấc ngủ cao có thể giúp người cao tuổi ổn định sức khỏe trí óc và mọi cơ quan trong cơ thể, giảm tình trạng dễ cáu gắt và mệt mỏi. Tinh thần sảng khoái sau một giấc ngủ ngon sẽ giúp tinh thần thư giãn hơn, chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện.

Giấc ngủ người cao tuổi
Giấc ngủ người cao tuổi

Duy trì lịch đi ngủ và thức dậy một cách đều đặn và hợp lý, chuẩn bị tốt chỗ ngủ ở những nơi thoáng mát và thoải mái, tránh thức quá khuya cũng như tránh ngủ ngày quá nhiều là những cách giúp quá trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dễ dàng hơn, giúp họ dễ đi vào giấc ngủ và có giấc ngủ ngon hơn.

Các vấn đề tiểu tiện, đại tiện

Người cao tuổi dễ gặp phải một số vấn đề về tiểu tiện và đại tiện do chức năng các cơ quan suy giảm, ở một số người có thể do bệnh nền trong cơ thể. Những bất tiện này gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sinh hoạt của người cao tuổi, nhưng nhiều người cao tuổi cũng ngại nói ra những vấn đề này. Vì vậy cần quan tâm đến vấn đề tiểu tiện, đại tiện để chăm sóc sức khỏe người cao tuổi một cách toàn diện hơn.

Một số vấn đề hay gặp ở người cao tuổi là tiểu đêm, tiểu buốt, tiểu rắt. Mỗi một triệu chứng khác nhau đều có những nguyên nhân khác nhau. Hiểu rõ triệu chứng sẽ giúp phần tìm ra nguyên nhân để có cách giải quyết hợp lý.

Vấn đề tiểu tiện đại tiện
Vấn đề tiểu tiện đại tiện

Với những người cao tuổi hay đi tiểu đêm, nên chuẩn bị sẵn bô tiểu cạnh giường hoặc nhà vệ sinh cạnh phòng, tránh tình trạng ban đêm người cao tuổi tỉnh dậy đi vệ sinh dễ vấp ngã do trời tối, không nhìn rõ các vật dụng bày trong nhà.

Nếu có tình trạng đau buốt khi đi tiểu tiện, đại tiện thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác, phát hiện bệnh sớm để có những phương pháp điều trị thích hợp nhất. Để bệnh tiến triển thì sẽ kéo dài thời gian điều trị nhiều hơn, vì người cao tuổi có tốc độ hồi phục chậm hơn người trẻ rất nhiều.

Khi muốn đi vệ sinh mà cảm thấy chóng mặt thì nên dừng hẳn lại để đợi cho cơn chóng mặt đi qua. Vì chóng mặt có thể là do thiếu máu lên não. Việc đi tiểu ngay lúc đó khiến cơ thể mất đi một lượng nước, làm giảm thể tích trong khoang bụng. Đồng thời việc bàng quang bị xẹp xuống sau khi tiểu tiện sẽ làm giảm áp lực lên các cơ quan nội tạng, giảm áp suất lòng mạch nên khiến cho máu lên não chậm lại. Những phản ứng đó có thể khiến tình trạng chóng mặt nặng thêm, gây ra những hậu quả khôn lường.

Những thông tin trong bài viết trên đây hy vọng có thể mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích về cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đúng cách.