Bệnh suy tim đang dần phổ biến hơn ở người cao tuổi.
Bệnh suy tim đang dần phổ biến hơn ở người cao tuổi.

[Chú ý] Lưu lại những điều này để phòng tránh bệnh suy tim ở người cao tuổi ngay hôm nay

Bệnh suy tim ở người cao tuổi hiện đang là một trong những mối bận tâm lớn. Nếu không chú ý đến sức khỏe tim mạch thì người cao tuổi rất dễ mắc bệnh này. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh bệnh suy tim ở người cao tuổi.

Nguyên nhân bệnh suy tim ở người cao tuổi phổ biến

Cùng với sự gia tăng độ tuổi ở người già, trái tim phải làm việc nhiều hơn so với bình thường do các mạch máu dần dần bị xơ cứng, giảm tính đàn hồi. Khi tình trạng này tiếp diễn trong khoảng thời gian dài, cơ tim sẽ dày lên và gây ra nhiều bệnh tim mạch cũng như các biến chứng của nó ở người cao tuổi như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy tim,…

Đặc biệt, bệnh suy tim ở người cao tuổi hiện đang là một trong những bệnh lý phổ biến bởi nó là biến chứng cuối cùng của hầu hết các bệnh về tim mạch, bệnh về cao huyết áp và các bệnh lý toàn thân khác.

Bệnh suy tim đang dần phổ biến hơn ở người cao tuổi.
Bệnh suy tim đang dần phổ biến hơn ở người cao tuổi.

Theo nhiều báo cáo gần đây, trong số các bệnh nhân nhập viện, những bệnh nhân trên 65 tuổi mắc suy tim chiếm ít nhất 20% trở lên. Bên cạnh đó, có khoảng 85% số bệnh nhân tử vong vì bệnh suy tim là những người trên 65 tuổi và tỷ lệ mắc suy tim gia tăng theo độ tuổi. Tuy có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ người cao tuổi mắc suy tim đang có xu hướng ngày càng tăng nhưng có gần 50% trong số người già mắc suy tim nhẹ hoặc nặng chưa được chẩn đoán đúng.

Nguyên nhân khiến bệnh suy tim phổ biến ở người cao tuổi là vì nhiều người cao tuổi khi có biểu hiện mệt mỏi, choáng váng, khả năng gắng sức suy giảm thì thường cho rằng do tuổi già. Ngoài ra, trí nhớ của người cao tuổi có thể không còn tốt nên nên việc khai thác bệnh sử tương đối khó khăn và đặc biệt là các biểu hiện thực thể của bệnh suy tim thường không quá rõ ràng.

Nếu mắc bệnh nền sau đây và không được chữa trị tốt thì có khả năng cao dẫn đến biến chứng là bệnh suy tim ở người cao tuổi:

  • Tăng huyết áp
  • Rối loạn nhịp tim
  • Hở/hẹp van tim
  • Bệnh về tuyến giáp
  • Đái tháo đường

Dấu hiệu nào cho biết người cao tuổi mắc suy tim?

Nếu người cao tuổi có những dấu hiệu sau đây thì có khả năng cao mắc suy tim và nên đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán về bệnh trạng của mình. Các dấu hiệu đó là:

  • Dễ mệt mỏi, choáng váng.
  • Xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở.
  • Phù chân, sưng các mạch máu ở vùng cổ.
  • Tiểu đêm nhiều.
  • Thường xuyên ho khan.
Phù chân là một trong các dấu hiệu suy tim ở người già.
Phù chân là một trong các dấu hiệu suy tim ở người già.

Những điều cần lưu ý để phòng tránh bệnh suy tim ở người già?

Bệnh suy tim ở người cao tuổi thường là biến chứng cuối cùng của các bệnh về tim mạch, các bệnh huyết áp và các bệnh lý toàn thân khác. Do đó, cách phòng tránh bệnh suy tim hiệu quả nhất là điều trị tốt nếu người cao tuổi mắc các bệnh nền đã nêu ở trên và không để bệnh biến chứng thành suy tim. Cụ thể, bệnh nhân cần tuân theo lộ trình chữa trị và chỉ định uống thuốc của bác sĩ, can thiệp đặt stent, nong mạch vành hoặc phẫu thuật thay van tim,… nếu bác sĩ yêu cầu.

Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, phù hợp cũng vô cùng quan trọng với bệnh nhân cao tuổi để kiểm soát huyết áp, cân nặng và cholesterol của cơ thể, ví dụ như ăn nhiều các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo,… Người già cũng cần giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, thư giãn cơ bắp, tập hít thở sâu và tránh các vấn đề gây stress trong cuộc sống thường ngày để giảm tỷ lệ mắc bệnh suy tim ở người cao tuổi.

Giữ tâm trạng vui vẻ và thư giãn cơ bắp sẽ giúp phòng tránh bệnh suy tim ở người cao tuổi.
Giữ tâm trạng vui vẻ và thư giãn cơ bắp sẽ giúp phòng tránh bệnh suy tim ở người cao tuổi.

Bên cạnh đó, để phòng tránh được bệnh suy tim ở người cao tuổi thì ngay từ khi còn trẻ, chúng ta nên có lối sống lành mạnh:

  • Tránh ngay việc sử dụng thuốc là, thuốc lào hoặc thuốc lá điện tử,… vì chúng chứa những chất có khả năng làm giảm oxy trong máu và gây tổn thương tới niêm mạc các mạch máu.
  • Thường xuyên kiểm tra và kiểm soát huyết áp để phòng bệnh cao huyết áp.
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên để sớm phát hiện bệnh đái tháo đường nếu có. Bởi nếu mắc bệnh đái tháo đường, kiểm soát lượng đường trong máu chặt chẽ có thể giảm nguy cơ biến chứng thành suy tim.
  • Thường xuyên tập thể dục có cường độ phù hợp với sức khỏe bản thân sẽ giúp chống lại các tác nhân gây rối loạn nhịp tim.
  • Kiểm soát cân nặng cơ thể, tránh béo phì cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh suy tim ở người cao tuổi như đã nêu ở trên, gia đình nên đưa người bệnh đến ngay bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhà để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh.