You are currently viewing 6 nguyên nhân dẫn đến bệnh phù chân ở người cao tuổi bạn cần biết

6 nguyên nhân dẫn đến bệnh phù chân ở người cao tuổi bạn cần biết

Bệnh phù chân ở người cao tuổi tuy không nghiêm trọng nhưng gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra, phù chân còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý tuổi già khác. Do đó, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những biểu hiện và 6 nguyên nhân của bệnh phù chân ở người cao tuổi cũng như những điều cần lưu ý khi điều trị bệnh.

Biểu hiện bệnh phù chân ở người cao tuổi

Bệnh phù chân ở người cao tuổi là tình trạng chân bị phồng, sưng to hơn so với bình thường do các chất lỏng tích tụ trong các mô ở mắt cá chân và bàn chân. Một vài người cao tuổi bị phù chân nghiêm trọng thậm chí có thể xuất hiện tình trạng biến dạng mắt cá và cẳng chân hoặc loét da.

Hình ảnh bệnh phù chân ở người cao tuổi.
Hình ảnh bệnh phù chân ở người cao tuổi.

Các biểu hiện thường thấy nhất của bệnh phù chân ở người cao tuổi là:

  • Người bệnh có cảm giác đi lại nặng nhọc và mệt mỏi hoặc đau.
  • Vùng da chân bị phù có cảm giác căng, sưng húp hoặc đổi màu.
  • Da dày và cứng hơn bình thường, có thể bị ngứa.
  • Khi dùng tay ấn vào vùng da bị phù sẽ thấy bị lõm lại vài giây mới trở lại bình thường.
  • Các khớp có tình trạng căng cứng, khó chịu.
  • Bộ phận sinh dục có thể bị phù to, thậm chí xuất hiện tình trạng tràn dịch màng tinh hoàn (đối với nam giới).

6 nguyên nhân dẫn đến bệnh phù chân ở người cao tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh phù chân ở người cao tuổi:

1. Suy tim

Khi tim của người già hoạt động yếu, việc bơm máu sẽ không còn hiệu quả như trước và xảy ra suy tim sung huyết khiến tĩnh mạch giữ lại chất lỏng. Nếu tình trạng này kéo dài, lượng máu đến thận bị giảm đi, cơ thể sẽ bị giữ nước và muối gây ra bệnh phù chân ở người cao tuổi.

2. Suy giãn tĩnh mạch

Người cao tuổi mắc suy giãn tĩnh mạch mạn tính sẽ dễ bị phù chân. Bởi các van trong mạch máu bị mòn theo thời gian sẽ khiến máu chảy chậm lại. Chất lỏng bị dư thừa trong quá trình này sẽ khiến phần dưới cơ thể bị phù nề.

3. Đái tháo đường (Tiểu đường)

Khi người già mắc tiểu đường, lượng đường trong máu sẽ bị tăng quá mức khiến tĩnh mạch và van bơm máu bị suy yếu. Từ đó, chức năng bơm máu về tim bị suy giảm và sinh ra ứ đọng dịch dẫn đến bệnh phù chân ở người cao tuổi.

4. Xơ gan

Xơ gan sẽ khiến gan bị suy giảm chức năng, khả năng hoạt động không còn tốt. Trong đó có việc sản xuất Albumin cũng bị suy giảm khiến áp lực keo trong máu cũng giảm theo và dịch sẽ thoát ra khỏi lòng mạch gây tràn dịch các mảng, phù nề thân dưới ở người già.

Bệnh xơ gan cũng có thể khiến người già bị phù chân.
Bệnh xơ gan cũng có thể khiến người già bị phù chân.

5. Bệnh thận

Nhiệm vụ chính của thận là lọc nước, tái hấp thụ nước và bài tiết chất thải. Do đó, khi thận có vấn đề, bị suy yếu thì các chức năng này cũng không còn tốt và tạo áp lực cho mạch máu khiến dịch rò rỉ ra ngoài gây ra bệnh phù chân ở người già.

6. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân do bệnh tật, những nguyên nhân dưới đây cũng có thể gây ra bệnh phù chân ở người già:

  • Gặp chấn thương.
  • Ăn quá nhiều muối hoặc tinh bột trong bữa ăn hàng ngày.
  • Người cao tuổi bị thiếu vitamin B1, gặp vấn đề về chuyển hóa dinh dưỡng.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc trị bệnh.

Lưu ý gì khi điều trị bệnh phù chân người già?

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh phù chân ở người cao tuổi là:

  • Nên đi lại thường xuyên và massage các khớp để máu, các chất lỏng dư thừa di chuyển tốt hơn.
  • Không nên thay đổi nhiệt độ đột ngột bởi có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng. Không tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Bổ sung nước vừa đủ cho cơ thể, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Uống đủ nước và tránh dư thừa để điều trị bệnh phù chân tốt hơn.
Uống đủ nước và tránh dư thừa để điều trị bệnh phù chân tốt hơn.
  • Ăn theo chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp, nên giảm lượng muối trong các món ăn, bổ sung nhiều vitamin.
  • Kê chân lên cao tầm với tim, nên thực hiện 3-4 lần/ngày.
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu và nên đứng dậy đi lại sau 1-2 tiếng ngồi hoặc nằm.
  • Nên tập thể dục 15-20 phút mỗi ngày để cơ thể dẻo dai và máu lưu thông tốt hơn.
  • Nên giữ khu vực bị phù luôn sạch sẽ và ngăn ngừa thương tích có thể gây nhiễm trùng nặng.