Bệnh mất trí nhớ ở người già còn có tên là thoái hóa trí tuệ từng bước, còn gọi là bệnh Alzheimer. Bệnh thường gặp ở những người trên 65 tuổi.
Trên thế giới hiện nay ước tính có khoảng 30 triệu người mắc bệnh này và đến năm 2050 con số này sẽ tăng lên 3 lần. Ở tuổi 65 thì tỷ lệ mắc bệnh chỉ chiếm khoảng 14% nhưng sau tuổi 80 thì tỷ lệ lên tới 40%.
Sở dĩ có tên Alzheimer là vì bệnh do nhà khoa học Đức Alois Alzheimer, chuyên gia bệnh học mô tả lần đầu năm 1906, do đó bệnh được mang tên ông.
Khoa học chứng minh trình độ văn hóa đóng vai trò quan trọng đối với tiến triển của bệnh: Những người có trình độ văn hóa thấp mắc bệnh nhiều hơn và quá trình bệnh lý xảy ra nhanh hơn. Hoạt động trí góc góp phần kìm hãm được bệnh. Ban đầu rất khó phát hiện nhưng rồi bệnh tiến triển với nhiều tốc độ khác nhau.
Ở người còn trẻ bệnh tiến triển nhanh hơn và kéo dài khoảng 5-12 năm.
Biểu hiện bệnh mất trí nhớ ở người già
Trí nhớ bị rối loạn đối với những thông tin mới, ngày càng rõ ràng hơn đối với cả các thông tin mới và cũ.
Nhiều trường hợp xuất hiện những rối loạn về tình cảm:có khi là những trạng thái ủ rũ, buồn rầu, có khi lại hung hãn gây sự…
Những biểu hiện thường gặp: Không nhớ đường về mỗi khi ra khỏi nhà, phát ngôn khó khăn khi muốn bày tỏ một vấn đề nào đó. Nặng hơn nữa là những hoảng loạn, trầm cảm hoặc hoang tưởng. ..
Đến giai đoạn bệnh nhân không còn quan tâm ngay cả bản thân mình, không nhận biết người quen, có khi rơi vào tình trạng ít nói hoặc không còn muốn phát ngôn nữa. Cuối cùng, suốt ngày sống trên giường, mất hết cả năng ăn uống cũng như vệ sinh cá nhân rồi rơi vào tình trạng sống âm thầm, lạnh nhạt với mọi người, nhưng đột biến có thể xảy ra tình trạng kích động hung hãn khó lường.
Nguyên nhân của bệnh mất trí nhớ ở người già
Cho đến nay, việc tìm ra nguyên nhân cụ thể vẫn còn nhiều bàn cãi. Những nguyên nhân hóa học được đề cập tới nhiều nhất.
Người ta cho rằng nguyên nhân ban đầu là do hoại tử tế bào thần kinh. Những protein bất thường có tên là “những lá chắn beta amyloid xấu”, sớm hơn cả là những amyloid trong tế bào thần kinh glutamatergic đảm trách những chuyển giao kích hoạt não bộ định vị ở não bộ trung tâm. Đó là những tế bào chịu trách nhiệm về trí nhớ và nhận thức. Tiếp theo là những tổn thương của tế bào thần kinh cholinergic và serotonin.
Từ đó các rối loạn trí nhớ ngày càng trầm trọng kéo theo những rối loạn hành vi đặc thù của Alzheimer như thờ ơ, lãnh đạm, tính khí thất thường, có khi lỗ mãng và hung hãn.
Điều trị bệnh mất trí nhớ ở người già
Việc điều trị bệnh suy giảm trí nhớ alzheimer phải sử dụng nhiều nhóm biệt dược:
- Nhóm ức chế cholinesterase vừa điều trị triệu chứng, vừa làm chậm lại quá trình thoái hóa thần kinh một cách đáng kể. Đó là nhờ nó đã kìm hãm được sự xuất hiện các mảng beta – amyloid xấu.
- Nhóm Memantine có tác dụng bảo vệ các tế bào thần kinh cholenergic và các tế bào thần kinh vùng hải mã trước tác động độc hại thần kinh của các amyloid xấu.
- Nhóm “NGF” – nhóm tăng trưởng tế bào thần kinh được phát hiện từ năm 1996 và được sử dụng để chữa các bệnh thoái hóa thần kinh.
“NGF” có thể trở thành ứng cử viên sáng giá trong điều trị bệnh suy giảm trí nhớ ở người già Alzheimer. Có điều phiền phức là bản thân NGF ở dạng Protein không thể thẩm thấu vào não được nên phải được đưa trực tiếp vào dịch não tủy nên dễ gây tác dụng phụ.
Cách chăm sóc bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ
Chăm sóc giai đoạn đầu
- Tìm hiểu
Bạn càng có nhiều kiến thức về bệnh alzheimer thì bạn càng dễ dàng chăm sóc người bệnh. Một trong những điều khó khăn nhất là bạn phải phân biệt giữa bệnh và người thân của bạn. Rất nhiều hành động và lời nói là do bệnh chứ không phải người thân của bạn cố tình làm tổn thương bạn.
- Hỗ trợ về tình cảm
Chẩn đoán alzheimer có thể sẽ khiến cả người bệnh và người thân đều cảm thấy đau khổ và chán nản. Người bệnh có thể không nhớ hoặc không thừa nhận họ bị bệnh. Mọi người trong gia đình cần phải hỗ trợ tình cảm, an ủi động viên bệnh nhân đồng thời chuẩn bị cho những thay đổi sắp tới.
- Vai trò của gia đình
Cần tìm người làm thay những công việc của bệnh nhân alzheimer bởi họ sẽ không còn đủ minh mẫn để thực hiện những công việc đó.
- Tài chính
Alzheimer là một căn bệnh điều trị tốn kém. Điều quan trọng là phải lập được kế hoạch đáp ứng yêu cầu tài chính ngày càng tăng khi bệnh tiến triển.
- Pháp lý
Người bị bệnh Alzheimer cần phải thực hiện các quyết định pháp lý càng sớm càng tốt. Họ cần giải quyết vấn đề tài chính, chỉ định người chăm sóc, ký những giấy tờ quan trọng khi còn khả năng.
Chăm sóc giai đoạn giữa
Trong giai đoạn này việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân suy giảm trí nhớ là hết sức quan trọng.
- Đối mặt và xử lý những hành vi của bệnh nhân
Việc làm gì với bệnh nhân Alzheimer sẽ không tuần theo quy luật thông thường, nghĩa là không dùng trực giác. Đa số mọi thứ cần làm sẽ trái ngược với những gì đúng đắn mà chúng ta thường làm.
- Hỗ trợ về tình cảm
Khi những bệnh nhân alzheimer thay đổi và bệnh ngày càng nặng sẽ khiến người chăm sóc cảm thấy chán nản và mất mát. Bạn cần nghỉ ngơi và sự trợ giúp của người thân trong gia đình trong việc chăm sóc bệnh nhân.
Ở giai đoạn này, bệnh nhân alzheimer hay đi lang thang, ăn uống không theo phép tắc, đi tiểu không tự chủ. Đặc biệt là bệnh nhân sợ tắm.
Lúc này bạn sẽ phải nhắc nhở bệnh nhân chuyện ăn uống, tắm giặt và đến lúc bạn phải giúp bệnh nhân làm những việc cá nhân của họ. Việc tắm gội và vệ sinh cơ thể cho bệnh nhân có lẽ sẽ là việc khiến bạn thấy nặng nề. Tuy nhiên bạn có thể sử dụng phương pháp tắm gội khô thay vì tắm bằng nước cho bệnh nhân cả tuần.
Xem thêm: Các loại tắm gội khô tốt nhất hiện nay.
- Tạo môi trường an toàn
Việc tạo ra môi trường an toàn và thoải mái cho cả bệnh nhân và người chăm sóc là điều vô cùng quan trọng.
- Chăm sóc y tế
Bệnh nhân alzheimer cần được chăm sóc y tế thường xuyên vì bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cũng có thể phát sinh. Bạn sẽ phải cập nhật tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cho các bác sĩ. Vai trò của bạn đối với bệnh nhân là vô cùng quan trọng đối với quyết định của bác sĩ bởi bạn là người gần gũi, hiểu rõ tình trạng của bệnh nhân.
Việc chăm sóc bệnh nhân Alzheimer mang đến nhiều căng thẳng và mệt mỏi. Vậy nên bạn cũng cần chăm sóc sức khỏe bản thân và nghỉ ngơi định kỳ.
Chăm sóc giai đoạn cuối
Khi bệnh nhân ở giai đoạn cuối của alzheimer thì gia đình nên cân nhắc đưa bệnh nhân tới các cơ sở điều dưỡng chuyên môn hoặc cơ sở chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ, nơi có thể giám sát và chăm sóc đầy đủ nhất.