You are currently viewing Nguy cơ và hậu quả người cao tuổi bị té ngã

Nguy cơ và hậu quả người cao tuổi bị té ngã

Người cao tuổi bị té ngã là tai nạn rất phổ biến, nó như một chuyến ghé thăm tình cờ. Tuy nhiên hậu quả có thể rất tồi tệ. Khi chúng ta già đi, té ngã sẽ ngày càng nhiều và gây rủi ro cho sức khỏe, thậm chí việc té ngã có thể khiến người già bị liệt hoặc mất khả năng vận động như trước.

Sự thật về rủi ro người bao tuổi bị té ngã

Hơn một trong số 4 người cao tuổi bị ngã mỗi năm nhưng chưa đến một nửa số đó tới khám bác sĩ. Khi người già đã bị ngã một lần thì nguy cơ té ngã lần tiếp theo sẽ cao gấp đôi. Và thật không may, té ngã mang đến nhiều rủi ro khác cho người cao tuổi.

Các chấn thương cơ bản chính dẫn đến việc người cao tuổi phải nhập viện thường liên quan đến ngã là: gãy xương hông, chấn thương sọ não và gãy tay. Thời gian nằm viện do ngã rất khác nhau; tuy nhiên, nó lâu hơn nhiều so với các chấn thương khác và có thể từ 4 đến 15 ngày.

Té ngã cũng có thể dẫn đến hội chứng sau ngã như: mất khả năng vận động, mất tự chủ, lú lẫn và trầm cảm, điều này dẫn đến hạn chế trong các hoạt động hàng ngày.

Trong số nguyên nhân tử vong ở người cao tuổi, té ngã chiếm tỷ lệ lớn. Tỷ lệ té ngã ở người cao tuổi tăng cấp số nhân theo độ tuổi, cao nhất ở tuổi 85 trở lên. Tỷ lệ tử vong ở nam giới thường cao hơn nữ giới do ở cùng tuổi, nam giới mắc nhiều bệnh lý khác hơn nữ giới.

4 hậu quả lâu dài khi người cao tuổi bị té ngã

Xương của người cao tuổi thường xốp, giòn và dễ gãy nên khi ngã sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng và lâu dài:

Thương tật

Tùy thuộc vào vị trí và cách mà một người cao tuổi ngã sẽ có mức độ bị thương khác nhau. Người cao tuổi có nguy cơ cao bị gãy xương và phải điều trị trong thời gian dài.

Sợ hãi

Ngay cả một cú ngã nhỏ nhất cũng có thể dẫn đến sự bất ổn trong tâm trí người cao tuổi. Họ sẽ luôn cảm thấy lo lắng và sợ hãi mỗi khi vận động, đặc biệt khi đi tắm. Kể cả đối với người cao tuổi rất khỏe mạnh và cường tráng, họ có thể nói với bạn rằng họ không làm sao, nhưng sẽ có sự ái ngại nào đó ảnh hưởng đến cuộc sống sau này. Sau một lần ngã, họ sẽ sợ có lần ngã tiếp theo.

Người cao tuổi bị té ngã nhiều lần sau đó

Một cú ngã có thể sẽ bắt đầu cho một chuỗi các cú ngã tiếp theo. Người cao tuổi ngã có thể do họ thiếu tự tin, thị lực giảm, đau nhức xương khớp. Chính vì vậy, người cao tuổi cần được trợ giúp của người thân hoặc người chăm sóc đảm bảo an toàn cho họ. Mặc dù người cao tuổi hoặc một người chăm sóc cho rằng cú ngã là không nghiêm trọng nhưng đây là sai lầm, người già có thể bị thương nặng và thậm chí tử vong.

Ảnh hưởng đến gia đình của người cao tuổi bị té ngã

Việc người cao tuổi bị ngã không chỉ ảnh hưởng tới họ mà còn ảnh hưởng đến gia đình của họ. Những ng ười chăm sóc sẽ phải rời khỏi công việc của họ sau một cuộc điện thoại báo về vụ tai nạn. Sự lo lắng cũng có thể dẫn đến tai nạn trên đường. Hơn nữa, việc chăm sóc người cao tuổi sau tai nạn sẽ khiến người thân của họ xao nhãng trong công việc và có thể sẽ bị trừ lương hoặc bị sa thải.

Đưa người cao tuổi bị té ngã tới gặp bác sĩ

Nếu người cao tuổi trong gia đình bạn bị té ngã, dù chỉ một lần hay nhiều lần đều có thể dẫn tới những vấn đề khác nghiêm trọng cần đưa họ tới gặp bác sĩ. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần nhờ bác sĩ kiểm tra cho người thân của mình sau khi bị té ngã:

  • Đánh giá một căn bệnh mới tiềm ẩn như: nhiễm trùng đường tiết niệu, mất nước.
  • Kiểm tra chỉ số huyết áp và tim mạch khi người cao tuổi đứng và ngồi: điều này đặc biệt quan trọng nếu việc ngã của họ liên quan đến việc choáng váng, chóng mặt và ngất xỉu.
  • Xét nghiệm máu: tình trạng té ngã có thể xảy ra do các vấn đề về công thức máu của một người lớn tuổi hoặc do natri trong máu quá cao hoặc quá thấp.
  • Đánh giá các loại thuốc: có nhiều loại thuốc người cao tuổi dùng làm tăng nguy cơ té ngã.
  • Kiểm tra dáng đi của người cao tuổi: dáng đi của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng khi họ đang gặp phải vấn đề về xương khớp hoặc đau đớn ở bộ phận nào đó. Lúc này bạn có thể xem xét tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia vật lý trị liệu để hướng dẫn các bài tập tăng cường sức khỏe.
  • Vitamin D: người cao tuổi cũng cần bổ sung thêm vitamin D cho xương chắc khỏe. Nếu thiếu vitamin D, người thân của bạn sẽ dễ bị gãy xương hơn.
  • Đánh giá tình trạng tim mạch, thần kinh: bệnh nhân bị các bệnh tim mạch mãn tính hoặc huyết áp hoặc bệnh Parkinson sẽ dễ bị té ngã.

Ảnh hưởng của thị lực đến nguy cơ té ngã đối với người lớn tuổi

Người ta nói rằng đôi mắt của chúng ta là cửa sổ mở ra thế giới. Nhưng nếu những cửa sổ đó bị bẩn hoặc bị chặn, chúng ta không thể nhìn thấy mọi người và mọi thứ xung quanh một cách chính xác.

Người cao tuổi bị giảm thị lực sẽ có nguy cơ bị té ngã cao bởi: khó tập trung, nhận thức kém, khó cân bằng, dễ té ngã. Tuy nhiên, bạn có thể giúp người thân của mình điều chỉnh thị lực bằng cách: sử dụng kính lão, phẫu thuật mắt, sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Chăm sóc người cao tuổi bị té ngã

Các biện pháp giúp phòng ngừa người cao tuổi té ngã là việc đầu tiên chúng ta cần làm. Việc chuẩn bị một ngôi nhà an toàn là cần thiết cho người thân của bạn. Tuy nhiên, nếu người già bị té ngã, người thân hoặc người chăm sóc cần phải hỗ trợ thể chất để giúp họ có thể đứng dậy một cách an toàn và giúp họ trấn an tinh thần.

Một số lưu ý bạn cần chú ý khi chăm sóc người cao tuổi sau khi bị té ngã:

  • Bình tĩnh.

Khi bạn nhìn thấy người thân của mình bị ngã, có thể bạn sẽ thấy hoảng sợ hoặc lo lắng và khiến người cao tuổi cũng cảm thấy như vậy. Hãy cố gắng bình tĩnh hoặc tỏ ra bình tĩnh để giúp trấn an người cao tuổi.

  • Kiểm tra thương tích

Các chấn thương do té ngã của người cao tuổi có thể khác nhau, từ va chạm nhẹ, vết bầm tím đến gãy xương sườn nghiêm trọng. Bạn cũng cần kiểm tra các vết xước và chảy máu trên cơ thể người cao tuổi.

  • Không nên vội vàng

Bạn đừng tìm kiếm vết thương một cách vội vàng cũng như ngăn không để người thân cố gắng đứng dậy nhanh chóng. Hãy nhẹ nhàng đỡ họ dậy bởi đôi khi việc đứng dậy nhanh quá sẽ dẫn đến những đau đớn khác.

Ảnh hưởng của té ngã đối với người cao tuổi

Việc bị ngã có thể khiến người cao tuổi luôn có suy nghĩ rằng họ sẽ bị ngã tiếp và trở nên lo lắng, thậm chí ngại đứng dậy ra khỏi giường vào buổi sáng. Có thể sẽ mất thời gian để người thân của bạn lấy lại niềm tin và sự an tâm. Dưới đây là một số ảnh hưởng tâm lý đến người cao tuổi sau khi bị té ngã:

  • Sợ hãi: Ngay cả được sự giúp đỡ thì người thân của bạn có thể cũng cảm thấy sợ hãi khi đứng lên hoặc đi bộ. Sau khi ngã họ sẽ đi chậm hơn, bước đi cũng ngắn hơn.
  • Tức giận: Nhiều người già không thích người khác biết hoặc giúp đỡ. Họ không chấp nhận việc họ mần dần sự độc lập. Bạn hãy thử tưởng tượng, nếu bạn không thể làm được điều gì đó mà trước đây bạn có thể làm dễ dàng, bạn cũng sẽ tức giận.
  • Trầm cảm: Khi người thân của bạn đánh mất mục đích sống của họ hoặc bỏ cuộc với những kế hoạch cho tương lai, họ sẽ hạn chế tiếp xúc với người khác, trở nên buồn bã hơn và thậm chí là trầm cảm. Điều này rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới sức khỏe của người cao tuổi.
  • Trốn tránh: Nhiều người cao tuổi bị té ngã có thể giấu giếm và trốn tránh việc nói về nó và họ có thể cố gắng quên đi việc họ bị ngã.

Để giải quyết những vấn đề tâm lý của người cao tuổi, người chăm sóc và người thân cần phải:

Quan tâm đến cảm xúc của người cao tuổi

Hãy thể hiện sự hiểu biết, cảm thông với nỗi sợ hãi mà người thân của bạn đang phải chịu đựng. Họ có thể bối rối và thậm chí phản kháng khi kể lại sự cố đó. Tuy nhiên bạn cần thật khéo léo và kiên nhẫn.

Đề phòng rủi ro

Bạn nên đánh giá tất cả những rủi ro có thể xảy ra với người thân của mình để tìm giải pháp phòng ngừa. Tuy nhiên, hãy giải thích với họ tại sao bạn cần sử dụng các biện pháp đó để họ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.

Phòng tắm và cầu thang là hai nơi mà người cao tuổi có nguy cơ bị té ngã mà bạn cần cải thiện. Bạn cũng nên chuẩn bị sẵn bộ dầu gội khô và tắm gội khô cho người thân yêu của bạn để họ có thể tự vệ sinh cá nhân một cách an toàn ngay tại giường mà không cần phải di chuyển quá nhiều. Điều này giúp họ cảm thấy tự chủ hơn và người chăm sóc đỡ vất vả. Người cao tuổi chỉ nên tắm theo cách thông thường 1-2 lần/ tuần.

Xem thêm: Hướng dẫn cải thiện phòng tắm cho người cao tuổi

Động viên người cao tuổi bị té ngã

Một nụ cười trấn an, vỗ về an ủi hoặc phản hồi tích cực sẽ giúp ích rất nhiều cho người cao tuổi bị té ngã. Động viên và giúp đỡ người thân của bạn bằng mọi cách có thể, trong khả năng của họ.

 

Trả lời