You are currently viewing Viêm đường tiết niệu ở người cao tuổi

Viêm đường tiết niệu ở người cao tuổi

Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs) là bệnh nhiễm trùng khá phổ biến ở người cao tuổi và phụ nữ. Trên thực tế, đa phần các trường hợp nhiễm trùng ở người già trong viện dưỡng lão là nhiễm trùng đường tiết niệu. Bệnh có thể chỉ gây khó chịu với người trẻ nhưng lại nguy hiểm đến tính mạng của người cao tuổi. Chính vì thế, việc tìm hiểu các triệu chứng viêm đường tiết niệu ở người cao tuổi là rất cần thiết để tránh rủi ro và sức khỏe cho họ.

Viêm đường tiết niệu là gì?

Viêm đường tiết niệu hay còn gọi là nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân của viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua niệu đạo (là lỗ mở dẫn nước tiểu từ bàng quang) và do hệ miễn dịch quá yếu, không thể chống lại vi khuẩn. Kết quả là vi khuẩn sinh sôi và có thể di chuyển đến bàng quang, thận và gây nhiễm trùng.

Phụ nữ thường dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn đàn ông vì niệu đạo ngắn hơn, vi khuẩn không cần phải đi xa để đến thận hoặc bàng quang. Người cao tuổi cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do sức khỏe yếu, hệ thống miễn dịch kém và mắc nhiều bệnh mãn tính khác.

Bệnh viêm đường tiết niệu có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, người cao tuổi cần được phát hiện kịp thời vì nếu không được điều trị sớm, nhiễm trùng tiểu có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, suy thận, nhiễm trùng huyết và một số bệnh khác đe dọa đến tính mạng của họ. Tuy nhiên, nếu chăm sóc đúng cách, bệnh nhiễm trùng tiểu có thể được ngăn ngừa và kiểm soát.

Các triệu chứng thường gặp của viêm đường tiết niệu

Các triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm:
  • Nước tiểu sẫm màu hoặc đục.
  • Có máu trong nước tiểu.
  • Nước tiểu có mùi hôi hoặc nồng.
  • Thường xuyên đi tiểu.
  • Đau hoặc cảm giác nóng khi đi tiểu.
  • Áp lực hoặc đau ở vùng bụng dưới.
  • Sốt nhẹ.
  • Đổ mồ hôi ban đêm, run rẩy hoặc ớn lạnh.

Tuy nhiên, có một số người lớn tuổi không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào như trên khiến việc chẩn đoán gặp khó khăn bởi hệ miễn dịch yếu không có phản ứng với sự tấn công của vi khuẩn. Các triệu chứng thường là dấu hiệu cho chúng ta thấy hệ thống miễn dịch đang hoạt động và chống lại sự lây nhiễm của vi khuẩn.

Dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi
  • Hoang mang
  • Kích thích
  • Ảo giác
  • Thay đổi hành vi
  • Phối hợp kém, có thể dẫn đến ngã
  • Chóng mặt

Thông thường, nếu người cao tuổi bị viêm nhiễm đường tiết niệu thì các dấu hiệu này sẽ xuất hiện một cách đột ngột. Tuy nhiên, những triệu chứng này có thể xuất hiện do các vấn đề sức khỏe khác mà người cao tuổi đang gặp phải hoặc sẽ bị coi là dấu hiệu lão hóa bình thường nên dễ bị bỏ qua, điều này khiến việc xác định nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi trở nên khó khăn.

Ngoài ra, nhiều người cao tuổi khi mắc bệnh này thường không chia sẻ với người thân hoặc cảm thấy khó chịu khi được hỏi tới vì họ xấu hổ. Điều này càng khiến việc điều trị bị chậm trễ và không đem lại kết quả tốt.

Triệu chứng khi bị viêm đường tiết niệu nặng:
  • Sốt
  • Da ửng đỏ
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Đau lưng

Nếu bạn đang nghi ngờ người thân của mình bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hãy cố gắng xác định ít nhất 2 triệu chứng và đưa họ tới khám bác sĩ để được lấy mẫu nước tiểu xét nghiệm.

Ngăn ngừa viêm đường tiết niệu ở người cao tuổi

Có khá nhiều cách giúp người cao tuổi phòng ngừa nhiễm trùng tiểu như:

Uống nhiều nước

Người cao niên nên uống nhiều nước hoặc chất lỏng khác để giúp họ có đủ nước. Uống nước giúp đẩy vi khuẩn ra khỏi niệu đạo và giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.

Uống nước ép nam việt quất

Đây là một phương pháp điều trị cổ điển tại nhà để giúp điều trị viêm đường tiết niệu. Nam việt quất có chứa proanthocyanins loại A (PACs ), giúp ngăn vi khuẩn bám vào thành của đường tiết niệu.

Lựa chọn đồ lót bằng vải cotton thoáng khí

Nếu người cao tuổi mắc chứng tiểu không tự chủ thì những chiếc quần lót bằng vải cotton thoáng khí sẽ giúp giảm vi khuẩn. Tuy các loại bỉm có thể hiệu quả nhưng chúng có nguy cơ gia tăng sự nhiễm trùng đường tiết niệu. Hãy đảm bảo rằng họ thay quần và bỉm thường xuyên sau khi tiêu, tiện để đảm bảo vệ sinh.

Giữ gìn vệ sinh tốt

Việc vệ sinh bộ phận sinh dục và đường tiết niệu sẽ giúp giữ cho khu vực này luôn sạch sẽ, giảm thiểu vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiểu. Để giữ sạch sẽ, phụ nữ nên lau từ trước ra sau.

Thuê người chăm sóc

Nếu người thân của bạn không thể tự vệ sinh cơ thể và bạn cũng không có điều kiện giúp họ thì hãy tìm kiếm một người chăm sóc. Chăm sóc tại nhà có thể giúp người cao tuổi duy trì độc lập, họ không thấy phụ thuộc vào con cái và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của họ.

Đi tiểu thường xuyên

Người cao tuổi nên đi vệ sinh bất cứ lúc nào họ muốn sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn vi khuẩn di chuyển qua niệu đạo.

Tránh caffeine và rượu

Một số loại đồ uống như rượu, cà phê, trái cây có thể gây kích thích bàng quang và làm trầm trọng các triệu chứng nhiễm trùng tiểu.

Xem thêm: 5 Bệnh nhiễm trùng ở người cao tuổi

Trả lời